Bảng lương mới từ ngày 01/7/2024 đạt mốc trên 24 triệu áp dụng cho Quân đội nhân dân có đúng không?
Bảng lương mới từ ngày 01/7/2024 đạt mốc trên 24 triệu áp dụng cho Quân đội nhân dân có đúng không?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 41/2023/TT-BQP thì mức lương của Quân đội nhân dân được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Dựa theo Mục 1 Bảng 6 ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định hệ số lương sĩ quan quân đội thì bảng lương Quân đội nhân dân từ 1/7/2024 sẽ như sau:
Như vậy bảng lương mới từ ngày 01/7/2024 đạt mốc trên 24 triệu áp dụng cho cấp bậc quân hàm Đại tướng Quân đội nhân dân có hệ số lương là 10.4
Lưu ý: Mức lương trên không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang tính theo mức lương cơ sở mới: Tải về
Bảng lương mới từ ngày 01/7/2024 đạt mốc trên 24 triệu áp dụng cho Quân đội nhân dân có đúng không? (Hình từ Internet)
Sĩ quan quân đội tại ngũ được hưởng chế độ tiền lương ra sao?
Theo Điều 31 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008; được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định:
Tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan tại ngũ
Sĩ quan tại ngũ được hưởng tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc như sau:
1. Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên được tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;
2. Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá, cấp Tướng 4 năm trở lên mà chưa được thăng cấp bậc quân hàm cao hơn thì được nâng lương theo chế độ tiền lương của sĩ quan;
3. Giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất và phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định của pháp luật;
4. Khi được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 của Luật này thì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ;
5. Khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới;
...
Theo đó hiện nay sĩ quan quân đội tại ngũ được hưởng chế độ tiền lương như sau:
- Chế độ tiền lương sĩ quan tại ngũ do Chính phủ quy định;
- Bảng lương của sĩ quan được tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt;
- Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá, cấp Tướng 4 năm trở lên mà chưa được thăng cấp bậc quân hàm cao hơn thì được nâng lương theo chế độ tiền lương của sĩ quan;
- Giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất;
- Khi được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 thì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ;
- Ngoài ra khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới.
Sĩ quan quân đội có các chức vụ cơ bản gì?
Theo Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014) quy định thì các chức vụ cơ bản của sĩ quan quân đội gồm có:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
- Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
- Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
- Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
- Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
- Trung đội trưởng.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?