Bài diễn văn khai mạc Đại hội Cựu chiến binh Việt Nam ngày 6 tháng 12 mới nhất như thế nào? Làm thế nào để xác định Cựu chiến binh?
Bài diễn văn khai mạc Đại hội Cựu chiến binh Việt Nam ngày 6 tháng 12 mới nhất như thế nào?
Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VI) quyết định cho thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Từ đó, ngày 6 tháng 12 hằng năm được chọn làm ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Năm 2024 là kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam. Đây là một dịp quan trọng để chúng ta cùng nhau nhìn lại chặng đường đã qua và tri ân những đóng góp to lớn của các cựu chiến binh.
Sau đây là một số mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Cựu chiến binh Việt Nam ngày 6 tháng 12 năm 2024 có thể tham khảo:
Bài diễn văn khai mạc số 1
Kính thưa đồng chí ..............,
Kính thưa quý vị đại biểu, các vị khách quý,
Kính thưa toàn thể Đại hội!
Hôm nay, trong không khí phấn khởi và tự hào, chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến, 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và 52 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, tại Thủ đô Hà Nội, Hội Cựu chiến binh Việt Nam long trọng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024–2029.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, tôi xin gửi tới các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí đại biểu, cùng toàn thể quý vị khách quý lời chào mừng nồng nhiệt và trân trọng nhất.
Kính thưa Đại hội,
Đại hội lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tiếp nối truyền thống vẻ vang của “Bộ đội Cụ Hồ” qua các thời kỳ. Với 500 đại biểu tiêu biểu, đại diện cho hơn 3 triệu hội viên Cựu chiến binh trên cả nước, chúng ta cùng hội tụ tại đây để thảo luận, đánh giá những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, đồng thời xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước thềm Đại hội, chúng ta không quên tri ân sâu sắc những anh hùng liệt sĩ, những đồng đội đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Họ mãi mãi là tấm gương sáng, là động lực để chúng ta phấn đấu tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng.
Đại hội lần này đặt ra yêu cầu cao với khẩu hiệu hành động: "Phát huy bản chất truyền thống 'Bộ đội Cụ Hồ' trung thành - đoàn kết - gương mẫu - đổi mới, xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong giai đoạn mới." Đây là nhiệm vụ thiêng liêng, là trách nhiệm mà toàn thể hội viên chúng ta cần chung tay thực hiện.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, tôi xin trân trọng tuyên bố khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024–2029 của Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Kính chúc Đại hội thành công rực rỡ!
Kính chúc quý vị đại biểu dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Xin trân trọng cảm ơn!
Bài diễn văn khai mạc số 2
Kính thưa đồng chí ............,
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu, các vị khách quý,
Kính thưa toàn thể Đại hội!
Hôm nay, trong không khí hào hùng và tự hào, chúng ta long trọng tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024–2029 của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, tại Thủ đô Hà Nội – trái tim của cả nước.
Đại hội diễn ra vào thời điểm đầy ý nghĩa, khi chúng ta kỷ niệm 80 năm Ngày Toàn quốc kháng chiến, 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, và 52 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”.
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Hội, tôi xin được chào đón nồng nhiệt sự hiện diện của đồng chí .................. cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các vị đại biểu, khách quý từ mọi miền đất nước. Sự có mặt của các đồng chí là nguồn động viên lớn lao đối với Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Kính thưa Đại hội,
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII là sự kiện chính trị trọng đại, là dịp để chúng ta cùng nhìn lại chặng đường phát triển, ghi nhận những nỗ lực, đóng góp to lớn của các thế hệ hội viên trong nhiệm kỳ qua. Đồng thời, Đại hội cũng là cơ hội để đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Chúng ta mãi khắc ghi công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ, những đồng đội đã hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Họ chính là biểu tượng cao đẹp của ý chí, lòng yêu nước, là nguồn cảm hứng để Hội Cựu chiến binh tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.
Với tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, tôi tin tưởng rằng Đại hội sẽ hoàn thành xuất sắc các nội dung, nhiệm vụ đã đề ra, tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế của Hội trong giai đoạn mới.
Thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội, tôi trân trọng tuyên bố khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024–2029 của Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Kính chúc các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu và toàn thể Đại hội sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Xin trân trọng cảm ơn!
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Bài diễn văn khai mạc Đại hội Cựu chiến binh Việt Nam ngày 6 tháng 12 mới nhất như thế nào? Làm thế nào để xác định Cựu chiến binh? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã như thế nào?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã có nhiệm vụ sau:
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã chỉ đạo và cùng với các ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tổ chức mình; chương trình, kế hoạch công tác, hướng dẫn hoạt động đối với các chi hội ở thôn, tổ dân phố;
- Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của Nhà nước; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật;
- Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kiến nghị với cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến Cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh;
- Tập hợp, đoàn kết, động viên Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia tổ chức câu lạc bộ, Ban liên lạc Cựu quân nhân, các phong trào khác ở cơ sở;
- Tổ chức chăm lo, giúp đỡ Cựu chiến binh ở địa phương nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức các hoạt động tình nghĩa để Cựu chiến binh tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống;
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Cựu chiến binh;
- Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ;
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của pháp luật; các nghị quyết đối với hội viên của tổ chức mình; chuẩn bị nội dung, triệu tập và chủ trì các Hội nghị, cuộc họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động do Nhà nước cấp đối với tổ chức mình;
- Chỉ đạo hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ theo đúng quy chế hoạt động đã được ban hành;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan, quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Làm thế nào để xác định Cựu chiến binh?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP quy định về việc xác nhận cựu chiến binh như sau:
- Việc xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận;
- Trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận;
- Việc xác nhận là Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận Cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?