Ai sẽ được tham dự hội nghị bất thường cán bộ công chức viên chức?
Ai sẽ được tham dự hội nghị bất thường cán bộ công chức viên chức?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BNV quy định như sau:
Tổ chức hội nghị bất thường
1. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định triệu tập hội nghị bất thường chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu tổ chức hội nghị bất thường theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Thành phần tham dự hội nghị bất thường gồm cán bộ, công chức, viên chức đã dự hội nghị thường kỳ năm trước liền kề có mặt tại thời điểm tổ chức hội nghị bất thường và thành phần khác do người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với Chủ tịch công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định.
3. Hội nghị bất thường thảo luận, quyết định những vấn đề do tập thể, cá nhân yêu cầu, đề xuất. Việc chuẩn bị, tổ chức hội nghị và thực hiện nghị quyết hội nghị thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư này phù hợp với vấn đề cần giải quyết.
Theo đó, thành phần tham dự hội nghị bất thường gồm cán bộ công chức viên chức đã dự hội nghị thường kỳ năm trước liền kề có mặt tại thời điểm tổ chức hội nghị bất thường và thành phần khác do người đứng đầu cơ quan, đơn vị thống nhất với Chủ tịch công đoàn cơ quan, đơn vị quyết định.
Ai sẽ được tham dự hội nghị bất thường cán bộ công chức viên chức? (Hình từ Internet)
Hội nghị bất thường được tổ chức khi có bao nhiêu CBCCVC yêu cầu?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BNV quy định cụ thể về hội nghị bất thường như sau:
Hình thức hội nghị
1. Hội nghị thường kỳ: Tổ chức mỗi năm một lần vào cuối năm.
Đối với các cơ sở giáo dục đào tạo, có thể tổ chức hội nghị vào thời gian kết thúc năm học để phù hợp với đặc thù của ngành.
2. Hội nghị bất thường: Tổ chức khi có 1/3 cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị hoặc Ban chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị yêu cầu hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết.
Theo đó, hội nghị bất thường được tổ chức khi có 1/3 CBCCVC của cơ quan, đơn vị tham gia.
Tuy nhiên, hội nghị bất thường có thể được tổ chức khi Ban chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết.
Người đứng đầu có trách nhiệm gì trong việc thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 04/2015/NĐ-CP người đứng đầu có trách nhiệm trong việc thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị như sau:
1. Thực hiện dân chủ trong quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan, đơn vị; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.
2. Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ, hàng tháng, hàng quý và 6 tháng để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của cơ quan, đơn vị. Cuối năm, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải tổ chức đánh giá tổng kết hoạt động của cơ quan, đơn vị tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức.
3. Tổ chức đánh giá định kỳ hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của cán bộ, công chức, viên chức. Khi cán bộ, công chức, viên chức đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể thì bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.
5. Thông báo công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết những việc được quy định tại Điều 7 Nghị định 04/2015/NĐ-CP.
6. Ban hành quy chế quản lý trang thiết bị làm việc trong cơ quan, đơn vị bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm; sử dụng tiết kiệm kinh phí được cấp; thực hiện các quy định về công khai tài chính. Việc mua sắm thiết bị, phương tiện và các tài sản của cơ quan, đơn vị phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng; xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; nếu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
8. Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 7, Điều 9 Nghị định 04/2015/NĐ-CP, trừ những tài liệu mật theo quy định của pháp luật.
9. Xem xét, giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của cán bộ, công chức, viên chức và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân của cơ quan, đơn vị; kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
10. Kịp thời xử lý người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị và người có hành vi trả thù, trù dập cán bộ, công chức, viên chức khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Chi tiết mức tiền thưởng từ 2025 trở đi áp dụng cho toàn bộ đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng là bao nhiêu?