Ai được áp dụng hình thức trả lương khoán cho người lao động?

Cho tôi hỏi áp dụng hình thức trả lương khoán cho người lao động? Câu hỏi của anh Dũng (Bình Dương).

Thế nào là tiền lương khoán?

Hiện nay, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về khái niệm lương khoán là gì. Tuy nhiên, tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn đều đã đề cập tới cụm từ lương khoán trong các điều khoản quy định về hình thức trả lương.

Do đó, lương khoán có thể được hiểu một cách đơn giản rằng đó là:

Một hình thức trả lương căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành được người sử dụng lao động vận dụng để tính toán và trả tiền lương cho người lao động để họ thực hiện công việc.

Về bản chất thì lương khoán chính là người lao động sẽ nhận được tiền lương dựa trên mức độ hoàn thành khối lượng công việc được giao. Trường hợp hoàn thành hết trong thời gian thỏa thuận thì người lao động sẽ được nhận mức lương tối đa, đầy đủ theo thảo thuận.

Ai được áp dụng hình thức trả lương khoán cho người lao động?


Ai được áp dụng hình thức trả lương khoán cho người lao động?

Ai được áp dụng hình thức trả lương khoán cho người lao động?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động và người lao động được thỏa thuận với nhau để lựa chọn hình thức trả lương: Theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

Do đó, người sử dụng lao động có thể đề nghị trả lương khoán nhưng vẫn cần có sự đồng ý từ phía người lao động.

Tuy nhiên cần lưu ý một số điểm sau nếu đối tượng người sử dụng lao động muốn dùng hình thức trả lương người lao động:

Căn cứ khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, điều kiện để áp dụng hình thức trả lương khoán là:

- Hợp đồng lao động có quy định hình thức trả lương khoán;

- Người sử dụng lao động phải giao việc theo khối lượng, yêu cầu chất lượng công việc và thời hạn hoàn thành cụ thể. Chỉ có công việc cụ thể đáp ứng được hình thức giao việc này mới có thể áp dụng trả lương khoán. Trên cơ sở đó, người sử dụng lao động đánh giá hiệu quả công việc để làm cơ sở trả lương. Thực tế, lương khoán thường được áp dụng cho các công việc mang tính chất thời vụ, tạm thời.

Lưu ý: Dù trả lương khoán thì người sử dụng lao động vẫn phải đảm bảo không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019).

Người sử dụng lao động phải thỏa thuận trước với người lao động về tiền công khoán và hình thức trả tiền công khoán để làm cơ sở tính tiền công khoán trả cho người lao động. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận, ký phụ lục điều chỉnh hợp đồng lao động về hình thức trả lương trên cơ sở căn cứ Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 về phụ lục hợp đồng lao động và sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Người sử dụng lao động phải xây dựng quy chế tính lương phù hợp với hình thức trả lương khoán để làm cơ sở thực hiện.

Hướng dẫn người sử dụng lao động cách tính lương khoán cho người lao động?

Căn cứ khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về hình thức trả lương, cụ thể như sau:

Hình thức trả lương
Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:
a) Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:
a1) Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc;
a2) Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;
a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
a4) Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật Lao động.
b) Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.
c) Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.
...

Theo đó, tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Công thức tính lương khoán như sau:

Tiền lương khoán nhận được = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc

Lương khoán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động hưởng lương khoán có thể ủy quyền cho người khác nhận lương giúp được không?
Lao động tiền lương
Trả lương khoán cho người lao động thông qua những hình thức nào?
Lao động tiền lương
Tiền lương theo khoán được trả cho người lao động bằng hình thức nào?
Lao động tiền lương
Hưởng lương theo khoán thì được tạm ứng tiền lương như thế nào?
Lao động tiền lương
Hưởng lương theo khoán thì người lao động được trả lương trong kỳ hạn bao lâu?
Lao động tiền lương
Ai được áp dụng hình thức trả lương khoán cho người lao động?
Lao động tiền lương
Lương khoán là gì? Cách tính lương khoán cho người lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động hưởng lương khoán thì ghi mức lương như thế nào trong hợp đồng lao động?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lương khoán
2,316 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương khoán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương khoán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào