Ai có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức vào Thanh tra Chính phủ?
Ai có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức vào Thanh tra Chính phủ?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức
1. Tổng Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
2. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.
Theo đó, Tổng Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền tuyển dụng công chức và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có thẩm quyền tuyển dụng viên chức vào Thanh tra Chính phủ.
Ai có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức vào Thanh tra Chính phủ?
Việc tuyển dụng công chức, viên chức vào Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Nguyên tắc, căn cứ tuyển dụng công chức, viên chức
1. Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm, tiêu chuẩn ngạch công chức và chỉ tiêu biên chế.
2. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp.
3. Việc tuyển dụng công chức, viên chức phải được tiến hành thận trọng, chặt chẽ, nghiêm túc; đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc xem xét, đánh giá; tuyển chọn được người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ; trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực hoạt động khác của Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, việc tuyển dụng công chức, viên chức vào Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Tiến hành thận trọng, chặt chẽ, nghiêm túc;
- Đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc xem xét, đánh giá;
- Tuyển chọn được người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
- Trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
- Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các lĩnh vực hoạt động khác của Thanh tra Chính phủ.
Cơ quan nào có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức, viên chức vào Thanh tra Chính phủ?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Kế hoạch tuyển dụng công chức
1. Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ thống nhất chủ trương và trình Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:
a) Số lượng biên chế công chức được Tổng Thanh tra Chính phủ giao và số lượng biên chế chưa sử dụng của đơn vị sử dụng công chức;
b) Số lượng biên chế cần tuyển ở từng vị trí việc làm;
c) Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;
d) Số lượng vị trí việc làm thực hiện xét tuyển (nếu có);
đ) Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
e) Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;
g) Các nội dung khác (nếu có).
2. Kế hoạch tuyển dụng khi xét tuyển đối với nhóm đối tượng là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Theo đó, Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức vào Thanh tra Chính phủ.
Căn cứ theo Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 398/QĐ-TTCP năm 2021 quy định như sau:
Kế hoạch tuyển dụng viên chức
Bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo người đứng đầu đơn vị sự nghiệp. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có văn bản báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) thống nhất trước khi phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụng bao gồm:
1. Số lượng người làm việc được giao và số lượng người làm việc chưa sử dụng của đơn vị sự nghiệp.
2. Số lượng viên chức cần tuyển ở từng vị trí việc làm.
3. Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển.
4. Số lượng vị trí việc làm thực hiện xét tuyển (nếu có).
5. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm.
6. Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển.
7. Các nội dung khác (nếu có).
Theo đó, Bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức vào Thanh tra Chính phủ.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?