Ai có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin về tình hình tai nạn lao động cho người lao động?
- Ai có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động?
- Có bao nhiêu hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động theo quy định hiện nay?
- Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động đang trong thời gian điều trị tai nạn lao động không?
Ai có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động?
Căn cứ Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau:
Nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động
1. Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
2. Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề, xác nhận tình trạng sức khỏe và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động yêu cầu.
Theo đó, khi giao kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải cung cấp những thông tin sau:
- Công việc;
- Địa điểm làm việc;
- Điều kiện làm việc;
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- An toàn, vệ sinh lao động;
- Tiền lương, hình thức trả lương;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
- Quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ;
- Vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu.
Như vậy, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình tai nạn lao động cho người lao động biết khi giao kết hợp đồng lao động.
Ai có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin về tình hình tai nạn lao động cho người lao động? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động theo quy định hiện nay?
Tại Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động như sau:
Hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
1. Hằng năm, Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp dành tối đa 10% nguồn thu để hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ bao gồm:
a) Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
b) Phục hồi chức năng lao động;
c) Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;
d) Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 của Luật này.
3. Việc hỗ trợ các hoạt động quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này không bao gồm phần chi phí do Quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả theo quy định của Luật bảo hiểm y tế hoặc chi phí do người sử dụng lao động đã hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.
4. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện hỗ trợ, hồ sơ, mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, trình tự, thủ tục hỗ trợ, cơ quan có thẩm quyền quyết định việc hỗ trợ, việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này và phải bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Như vậy, hiện nay có 04 hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về tai nạn lao động bao gồm:
- Khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp;
- Phục hồi chức năng lao động;
- Điều tra lại các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội;
- Huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động cho người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động đang trong thời gian điều trị tai nạn lao động không?
Tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
...
Theo đó, công ty có quyền chấm dứt hợp đồng nếu như người lao động bị tai nạn lao động trong các trường hợp sau đây:
- Đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn
- Đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng
- Quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?