94/95 bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức, cụ thể ra sao?

Cho tôi hỏi Bộ Nội vụ đã tiến hành lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương đánh giá tác động theo ý kiến chỉ đạo , kết quả bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức, cụ thể ra sao? Câu hỏi của anh D.T.T (Hà Nội).

Hiện nay có bao nhiêu hình thức thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên?

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Thay đổi chức danh nghề nghiệp
Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
1. Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;
2. Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
3. Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Bổ nhiệm, thay đổi chức danh nghề nghiệp
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó.
2. Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện thông qua thi hoặc xét theo nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
3. Viên chức được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định cụ thể quy trình, thủ tục thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức, phân công, phân cấp việc tổ chức thi hoặc xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp của viên chức.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức chủ trì, phối hợp với Bộ Nội Vụ quy định cụ thể tiêu chuẩn Chức danh nghề nghiệp; điều kiện thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp của viên chức.

Theo như quy định trên thì việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp được thực hiện thông qua hình thức thi hoặc xét thăng hạng.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 33 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định việc tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp bằng hình thức thi hay xét tại địa phương là theo lựa chọn của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

94/95 bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức, cụ thể ra sao?

94/95 bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức, cụ thể ra sao?

Thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức gồm những môn gì?

Nội dung thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 39 Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:

Hình thức, nội dung và thời gian thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Môn kiến thức chung:
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
b) Nội dung thi: 60 câu hỏi về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật về ngành, lĩnh vực sự nghiệp, pháp luật về viên chức theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi;
c) Thời gian thi: 60 phút.
2. Môn ngoại ngữ:
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
b) Nội dung thi: 30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp quyết định;
c) Thời gian thi: 30 phút.
3. Môn tin học:
a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm;
b) Nội dung thi: 30 câu hỏi theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi;
c) Thời gian thi: 30 phút.
4. Môn nghiệp vụ chuyên ngành:
a) Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng I: Thi viết đề án, thời gian 08 tiếng và thi bảo vệ đề án, thời gian tối đa 30 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi. Thi viết đề án và thi bảo vệ đề án được chấm với thang điểm 100 cho mỗi bài thi;
b) Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II: Thi viết, thời gian 180 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi, thang điểm 100;
c) Đối với thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng III và hạng IV: Thi viết, thời gian 120 phút theo yêu cầu của chức danh nghề nghiệp dự thi, thang điểm 100.
...

Theo đó hiện nay có 04 môn thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp gồm:

- Môn kiến thức chung.

- Môn ngoại ngữ.

- Môn tin học.

- Môn nghiệp vụ chuyên ngành.

Kết quả 94/95 bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức, cụ thể ra sao?

Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 9/9 vừa qua, phóng viên đặt câu hỏi nếu bỏ hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, trong đó có giáo viên, điều này tạo thuận lợi gì và giúp cải thiện tình trạng giáo viên nghỉ việc như thế nào?

Trả lời vấn đề liên quan đến việc: "Bỏ hình thức thi thăng hạng viên chức"

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh, bất cứ nghề nghiệp gì, cán bộ công chức, viên chức, người lao động đều mong muốn thăng tiến trong nghề nghiệp. Ai cũng muốn có cơ hội thăng tiến theo năng lực chuyên môn của mình.

Việc thực hiện chính sách về chức danh nghề nghiệp của giáo viên cũng là một trong những giải pháp để phát triển đội ngũ nhà giáo. Nhà giáo được thăng hạng, không chỉ chứng tỏ năng lực, trình độ chuyên môn của mình, mà kèm theo đó là chế độ, chính sách tiền lương.

Làm rõ hơn về vấn đề này, Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ cho biết việc bỏ thi thăng hạng, bỏ thi nâng ngạch công chức đã được dư luận xã hội quan tâm trong thời gian qua. Có ba nội dung trả lời cho vấn đề này gồm:

- Thứ nhất là cơ sở pháp lý của việc tổ chức thi nâng ngạch hoặc thi thăng hạng.

- Thứ hai là cơ sở thực tiễn và thứ ba là tác động của xã hội.

- Quy định thăng hạng với hai hình thức thi hoặc xét đã được nêu rõ trong luật, đã có sự phân cấp cho các bộ, ngành.

Tuy nhiên, quá trình thi thấy có nhiều khó khăn, dù đã phân cấp, nhưng nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn chưa ban hành thông tư nên khó tiến hành. Bên cạnh đó, việc thi còn hình thức, không phản ánh được thực chất.

Bộ Nội vụ đã lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về vấn đề này. Kết quả, có 94/95 bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức.Nếu bỏ thi thăng hạng viên chức sẽ khắc phục được những vướng mắc bất cập trên, đồng thời giảm áp lực cho đội ngũ viên chức - Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Nội vụ khẳng định.

Xem chi tiết thông tin tại: https://media.chinhphu.vn/94-95-bo-nganh-dia-phuong-dong-y-bo-thi-thang-hang-vien-chuc-102230910081705713.htm

Thăng hạng viên chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nghị định 85/2023/NĐ-CP bổ sung thông báo kết quả xét thăng hạng viên chức?
Lao động tiền lương
Đã có quy định mới về thăng hạng viên chức theo Nghị định 85/2023/NĐ-CP?
Lao động tiền lương
Bãi bỏ thi thăng hạng viên chức năm 2024 chỉ còn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ thấp lên cao hơn?
Lao động tiền lương
94/95 bộ, ngành, địa phương đồng ý bỏ thi thăng hạng viên chức, cụ thể ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thăng hạng viên chức
298 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thăng hạng viên chức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào