7 quyền lợi bị đánh mất khi người lao động làm mất sổ bảo hiểm xã hội?
7 quyền lợi bị đánh mất khi người lao động làm mất sổ bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội là một loại giấy tờ quan trọng làm cơ sở để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết quyền lợi cho người lao động.
Người lao động làm mất sổ bảo hiểm xã hội dù không bị trừ thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó nhưng điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm thủ tục hưởng chế độ của người lao động. Cụ thể như sau:
- Có thể bị từ chối giải quyết hưởng chế độ thai sản.
Tại khoản 3 Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH,chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 yêu cầu người lao động đã nghỉ việc trước khi sinh con, nhận con nuôi khi đến làm thủ tục hưởng chế độ thai sản phải xuất trình sổ bảo hiểm xã hội để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu quá trình đóng ghi trên sổ bảo hiểm xã hội và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người nộp.
- Không đủ giấy tờ để hưởng chế độ tai nạn lao động
Theo quy định tại Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì sổ bảo hiểm xã hội là một trong những hồ sơ để hưởng chế độ tai nạn lao động.
- Không đủ giấy tờ để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Theo quy định tại Điều 58 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 thì sổ bảo hiểm xã hội là một trong những hồ sơ để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
- Không đủ hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì sổ bảo hiểm xã hội là một trong những hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
- Không thể rút bảo hiểm xã hội 1 lần
Theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì sổ bảo hiểm xã hội là một trong những hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần.
- Không được giải quyết hưởng lương hưu
Theo quy định tại khoản 1 Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì sổ bảo hiểm xã hội là một trong những hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Thân nhân không được giải quyết chế độ tử tuất khi người lao động chết
Theo quy định tại khoản 1 Điều 111 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 trường hợp khi người lao động chết thân nhân muốn hưởng chế độ tử tuất thì cần có sổ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, bản chính sổ bảo hiểm xã hội là một trong những giấy tờ bắt buộc phải có khi làm hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp thất nghiệp; bảo hiểm xã hội 1 lần; lương hưu; chế độ tử tuất.
Trường hợp người lao động làm mất sổ bảo hiểm xã hội thì bị đánh mất 7 quyền lợi như trên.
7 quyền lợi bị đánh mất khi người lao động làm mất sổ bảo hiểm xã hội? (Hình từ Internet)
Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị mất bao gồm những gì?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị mất chỉ bao gồm đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội để được cấp lại sổ.
Như vậy, người lao động muốn cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị mất thì cần chuẩn bị đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội để được cấp lại sổ.
Trường hợp mất sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ được cấp lại trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ tại điểm c khoản 3 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời hạn lại cấp sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp mất như sau:
- Cấp lại trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?