Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những gì?

Theo quy định hiện hành thì chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những gì?

Người có công với cách mạng là những ai?

Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định như sau:

Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ."

Như vậy, những người sau đây được coi là người có công với cách mạng:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Liệt sĩ;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng.

Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những gì?

Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những gì?

Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những gì?

Căn cứ Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020, tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:

- Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;

- Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:

+ Bảo hiểm y tế;

+ Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

+ Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

+ Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;

+ Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

+ Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

+ Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

+ Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;

+ Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;

+ Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

Chính phủ có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng?

Căn cứ tại Điều 48 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 quy định trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng như sau:

- Quy định thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; quy định thẩm quyền, thủ tục, hồ sơ công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng đối với những trường hợp còn tồn đọng;

- Quy định mức hưởng và việc thực hiện trợ cấp, phụ cấp, các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng; chính sách, chế độ đối với người làm việc tại cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, cơ sở đón tiếp người có công với cách mạng; đầu tư cho công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ, cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, cơ sở đón tiếp người có công từ ngân sách nhà nước; quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ;

- Quy định chế độ hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước;

- Quy định chế độ ưu đãi đối với người sử dụng đất là người có công với cách mạng; đất dành riêng cho công trình ghi công liệt sĩ, cơ sở sản xuất, kinh doanh của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho thương binh, bệnh binh và những người có công với cách mạng khác; hỗ trợ cơ sở vật chất đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh;

- Quy định chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp bằng các hình thức ưu tiên giúp đỡ về giống, vật nuôi, cây trồng, thủy lợi phí, chế biến nông sản, lâm sản, áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất;

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và chính sách, chế độ đối với cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và bộ phận quản lý nghĩa trang liệt sĩ;

- Quy định về công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin;

- Quy định việc thực hiện chính sách ưu đãi người nước ngoài có công với cách mạng;

- Xây dựng kế hoạch cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu trong thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng;

- Quy định việc giám định y khoa để xem xét công nhận, giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

Lương hưu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thống nhất 03 mức lương hưu trong năm 2025 cho đối tượng là người lao động, CBCCVC và LLVT, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Đối tượng nào vẫn giữ nguyên mức lương hưu cũ trong đợt tăng lương hưu tiếp theo?
Lao động tiền lương
Giảm chênh lệch lương hưu theo chính sách mới giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ như thế nào?
Lao động tiền lương
Năm 2025 lương hưu chính thức của đối tượng đã nghỉ hưu, chưa nghỉ hưu là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Giảm lương hưu vào năm 2025 của người lao động, cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang đã nghỉ hưu hay không?
Lao động tiền lương
Chốt mức lương hưu 3.500.000 đồng cho đối tượng đã nghỉ hưu vào tháng 7/2025 trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Giảm lương hưu khi áp dụng toàn bộ bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức và LLVT không?
Lao động tiền lương
Nghị quyết 28: Tiền lương hưu phải được chia sẻ giữa người có mức lương cao với người có mức lương thấp có đúng không?
Lao động tiền lương
Tiền lương hưu của người nghỉ hưu sau 01/7/2025 vẫn còn thấp thì giải quyết ra sao?
Lao động tiền lương
Cách tính lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện 2024 ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lương hưu
7,847 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương hưu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương hưu

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 8 văn bản nổi bật về Lương hưu Tổng hợp văn bản về người có công với cách mạng mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào