12 hình thức khen thưởng cho Dân quân tự vệ áp dụng từ 22/12/2024 là những hình thức nào?
12 hình thức khen thưởng cho Dân quân tự vệ áp dụng từ 22/12/2024 là những hình thức nào?
Ngày 08/11/2024, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định và hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng về dân quân tự vệ, có hiệu lực từ ngày 22/12/2024.
Theo đó, căn cứ theo Điều 15 Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định:
Các hình thức khen thưởng
Thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 75 và Điều 76 Luật Thi đua, khen thưởng. Cụ thể:
1. Huân chương;
2. Huy chương;
3. Danh hiệu vinh dự nhà nước;
4. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”;
5. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”;
6. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng”;
7. “Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng”;
8. Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh;
9. Bằng khen của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng;
10. Giấy khen của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng;
11. Giấy khen của Thủ trưởng Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, cục, vụ, viện và tương đương;
12. Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc và trực thuộc Bộ, ban, ngành; Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, 12 hình thức khen thưởng cho Dân quân tự vệ áp dụng từ 22/12/2024 bao gồm những hình thức sau đây:
(1) Huân chương;
(2) Huy chương;
(3) Danh hiệu vinh dự nhà nước;
(4) Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước;
(5) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
(6) Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng”;
(7) Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
(8) Bằng khen của Bộ, ban, ngành, tỉnh;
(9) Bằng khen của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng;
(10) Giấy khen của Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, tổng cục, quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và tương đương trực thuộc Bộ Quốc phòng;
(11) Giấy khen của Thủ trưởng Bộ Chỉ huy quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, cục, vụ, viện và tương đương;
(12) Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân thuộc và trực thuộc Bộ, ban, ngành; Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
12 hình thức khen thưởng cho Dân quân tự vệ áp dụng từ 22/12/2024 là những hình thức nào?
Đối tượng nào tham gia thi đua trong Dân quân tự vệ?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định, những đối tượng tham gia thi đua trong Dân quân tự vệ được chia thành 02 nhóm chính là cá nhân và tập thể, cụ thể:
Cá nhân bao gồm:
- Cá nhân thuộc thành phần của Dân quân tự vệ;
- Cá nhân không thuộc thành phần của Dân quân tự vệ có thành tích, đóng góp trong công tác Dân quân tự vệ;
- Cá nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cá nhân người nước ngoài có đóng góp trong công tác Dân quân tự vệ.
Tập thể bao gồm:
- Đơn vị Dân quân tự vệ từ cấp tiểu đội và tương đương trở lên;
- Ban Chỉ huy quân sự cấp xã;
- Ban Chỉ huy quân sự Bộ, ngành trung ương; Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
- Cơ quan, đơn vị quân đội;
- Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế;
- Tập thể người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tập thể người nước ngoài; cơ quan, tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở Việt Nam có thành tích, đóng góp trong công tác Dân quân tự vệ.
Có bao nhiêu hình thức thi đua trong Dân quân tự vệ?
Theo Điều 5 Thông tư 93/2024/TT-BQP quy định về hình thức thi đua trong Dân quân tự vệ như sau:
Hình thức thi đua
Thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Thi đua, khen thưởng và các quy định sau:
1. Thi đua thường xuyên
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, thực hiện tốt công việc hằng ngày, hằng tháng, hằng quý, hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ.
Việc tổ chức phong trào thi đua thường xuyên phải xác định rõ yêu cầu, mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu cụ thể. Kết thúc năm công tác, chỉ huy cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ tiến hành tổng kết và bình xét danh hiệu thi đua.
2. Thi đua chuyên đề
Là hình thức thi đua nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm hoặc một lĩnh vực cần tập trung, như nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố, dịch bệnh, cháy, nổ, tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ và được xác định trong một khoảng thời gian nhất định để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cơ quan, tổ chức, đơn vị Dân quân tự vệ.
Như vậy, từ ngày 22/12/2024 Thông tư 93/2024/TT-BQP có hiệu lực thì Dân quân tự vệ có 02 hình thức thi đua là thi đua thường xuyên và thi đua theo chuyên đề.
Theo đó, hình thức thi đua thường xuyên được áp dụng nhằm khuyến khích các cá nhân và tập thể thực hiện tốt nhiệm vụ hàng ngày, từ đó nâng cao hiệu quả công việc trong các hoạt động của Dân quân tự vệ.
Đối với hình thức thi đua theo chuyên đề thì sẽ được triển khai theo từng nhiệm vụ cụ thể, giúp Dân quân tự vệ tập trung nguồn lực vào những lĩnh vực cần thiết, như sẵn sàng chiến đấu, phòng chống tội phạm, và khắc phục hậu quả thiên tai.
*Thông tư 93/2024/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 22/12/2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?