1 tháng có bao nhiêu ngày? Người lao động làm việc bao nhiêu ngày trong tháng?
1 tháng có bao nhiêu ngày?
Lịch Gregorian là hệ thống lịch sử dựa trên lịch La Mã, được giới thiệu bởi Giáo hoàng Gregory XIII vào năm 1582 như một cải tiến so với lịch Julian. Lịch Gregorian là hệ thống lịch sử chính thức sử dụng trên toàn thế giới ngày nay.
Lịch Gregorian đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi bởi các quốc gia trên khắp thế giới do tính chính xác và đơn giản của nó. Nó là lịch mặc định được sử dụng trong các hoạt động hàng ngày, thương mại, và công việc của hầu hết các quốc gia và tổ chức quốc tế.
Hầu hết các tháng trong lịch Gregorian, mà là lịch phổ biến hiện nay, có 30 hoặc 31 ngày. Dưới đây là số ngày của từng tháng:
Tháng 1: 31 ngày
Tháng 2: 28 hoặc 29 ngày (28 ngày trong năm thường và 29 ngày trong năm nhuận)
Tháng 3: 31 ngày
Tháng 4: 30 ngày
Tháng 5: 31 ngày
Tháng 6: 30 ngày
Tháng 7: 31 ngày
Tháng 8: 31 ngày
Tháng 9: 30 ngày
Tháng 10: 31 ngày
Tháng 11: 30 ngày
Tháng 12: 31 ngày
Trong lịch Gregorian, tháng có từ 28 đến 31 ngày. Vì vậy 1 tháng có bao nhiêu ngày tùy thuộc vào từng tháng cụ thể.
1 tháng có bao nhiêu ngày? Người lao động làm việc bao nhiêu ngày trong tháng?
Người lao động làm việc bao nhiêu ngày trong tháng?
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Đồng thời, căn cứ Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần, cụ thể như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, pháp luật hiện hành không đề cập về số ngày làm việc trong tháng của người lao động. Tuy nhiên có quy định về thời giờ làm việc cũng như thời gian nghỉ như sau:
Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ/ tuần đồng thời trong 01 tháng thì người lao động được nghỉ ít nhất 04 ngày.
Như vậy, tùy theo 1 tháng có bao nhiêu ngày thì số ngày làm việc tối đa của mỗi tháng không giống nhau, cụ thể:
- Tháng có 28 ngày: có 24 ngày làm việc bình thường tối đa.
- Tháng có 29 ngày: có 25 ngày làm việc bình thường tối đa.
- Tháng có 30 ngày: có 26 ngày làm việc bình thường tối đa.
- Tháng có 31 ngày: có 27 ngày làm việc bình thường tối đa.
Người lao động được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ trong ngày?
Căn cứ theo Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về giới hạn số giờ làm thêm như sau:
Giới hạn số giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, người lao động được làm thêm giờ tuy nhiên tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường trừ trường hợp có quy định khác.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?