08 trường hợp viên chức bị tinh giản biên chế theo quy định mới nhất là gì?
08 trường hợp viên chức bị tinh giản biên chế theo quy định mới nhất là gì?
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP về đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế thì viên chức bị tinh giản biên chế trong 08 trường hợp như sau:
- Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc dôi dư do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện cơ chế tự chủ;
- Dôi dư do sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Dôi dư do cơ cấu lại viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác hoặc bố trí được việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
- Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
- Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống nhưng cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
- Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật; trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, có xác nhận của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
- Viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý;
- Viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc theo quy định của pháp luật tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế, được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.
08 trường hợp viên chức bị tinh giản biên chế theo quy định mới nhất là gì?
Ai được làm đơn xin tự nguyện tinh giản biên chế?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP thì các đối tượng tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế khi được cơ quan, tổ chức bố trí vị trí việc làm khác và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý cho tinh giản biên chế nếu đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:
- Dôi dư do cơ cấu lại theo vị trí việc làm cán bộ, công chức, viên chức.
- Chưa đạt chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm đang đảm nhiệm.
- Trong năm trước liền kề hoặc trong năm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống.
- Trong năm trước liền kề hoặc trong năm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau, được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận.
- Do sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính theo quyết định của cấp có thẩm quyền khiến cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh đang giữ.
- Tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị kỷ luật nhưng chưa đến mức bị bãi nhiệm hoặc bị buộc thôi việc.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng chưa thực hiện tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.
2. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm.
Theo đó, đối với người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thuộc diện tinh giản biên chế thì sẽ tạm thời chưa thực hiện tinh giản biên chế. Tuy nhiên những cá nhân thuộc trường hợp này vẫn có thể tự nguyện tinh giản biên chế.
Mẫu đơn xin tự nguyện tinh giản biên chế mới nhất hiện nay thế nào?
Tinh giản biên chế là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác.
Hiện nay, các văn bản luật không quy định về mẫu đơn xin tự nguyện tinh giản biên chế. Tuy nhiên căn cứ các nội dung tinh giản biên chế tại Nghị định 29/2023/NĐ-CP, có thể tham khảo mẫu đơn sau đây:
Mẫu đơn xin tự nguyện tinh giản biên chế mới nhất hiện nay: Tại đây
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?