07 quyền lợi mà chỉ lao động nữ mới có là gì?
07 quyền lợi mà chỉ lao động nữ mới có là gì?
(1) Lao động nữ không phải làm thêm giờ hoặc đi công tác xa nếu:
- Đang mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
- Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
(Quy định tại khoản 1 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)
(2) Lao động nữ mang thai được chuyển việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt giờ làm nếu làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi
(Quy định tại khoản 2 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)
(3) Lao động nữ là sẽ không bị kỷ luật lao động trong trường hợp quy định tại điểm d khoản 4 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019.
(4) Lao động nữ trong thời gian hành kinh được phép nghỉ mỗi ngày 30 phút là đúng quy định và thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động
(Quy định tại khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019)
(5) Lao động nữ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động mà không cần báo trước nếu có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh chứng nhận về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
(Quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật Lao động 2019)
(6) Lao động nữ được nghỉ thai sản 06 tháng trước và sau khi sinh con (Quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
(7) Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang nghỉ thai sản.
(Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019).
07 quyền lợi mà chỉ lao động nữ mới có là gì?
Người sử dụng lao động cần làm gì để đảm bảo quyền bình đẳng của lao động nữ?
Căn cứ Điều 78 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Quyền làm việc bình đẳng của người lao động, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới
1. Quyền bình đẳng của người lao động:
a) Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần;
b) Nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới về các lĩnh vực quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong quan hệ lao động.
2. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của phụ nữ. Việc tham khảo ý kiến của đại diện lao động nữ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định này.
3. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động:
a) Ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ; ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với lao động nữ trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn;
b) Thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật.
Theo đó, người sử dụng lao động sử dụng lao động nữ cần thực hiện các điều sau để đảm bảo quyền bình đẳng của lao động nữ:
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, tiền lương, khen thưởng, thăng tiến, trả công lao động, các chế độ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, ốm đau, thai sản, các chế độ phúc lợi khác về vật chất và tinh thần;
- Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của phụ nữ.
Ngoài ra, nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động:
- Ưu tiên tuyển dụng, sử dụng phụ nữ vào làm việc khi người đó đủ điều kiện, tiêu chuẩn làm công việc phù hợp với cả nam và nữ;
- Ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới đối với lao động nữ trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn;
- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với lao động nữ tốt hơn so với quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ thì có được Nhà nước hỗ trợ giảm thuế không?
Căn cứ tại Điều 83 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở y tế, công trình văn hóa và các công trình phúc lợi khác bảo đảm các điều kiện về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa thì được hưởng các ưu đãi theo quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Nhà ở.
Trường hợp đầu tư, tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo thì được miễn hoặc giảm tiền thuê cơ sở vật chất.
2. Người sử dụng lao động được Nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
Theo đó, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được Nhà nước hỗ trợ giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?