05 trường hợp được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên cho CBCCVC, đó là gì?

Thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ công chức viên chức chỉ tính trong 05 trường hợp nào?

05 trường hợp được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên cho CBCCVC, đó là gì?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV, áp dụng 05 trường hợp sau để tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên cho cán bộ công chức viên chức quy định như sau:

- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.

Lưu ý: CBCCVC là đối tượng thuộc khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2013/TT-BNV.

Chính thức áp dụng 05 trường hợp xét nâng bậc lương

05 trường hợp được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên cho CBCCVC, đó là gì? (Hình từ Internet)

Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên là bao lâu?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV quy định như sau:

Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:
- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
...

Theo đó, thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên tùy thuộc vào ngạch của công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức từ 24 đến 60 tháng. Cụ thể:

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

CBCCVC có còn được nâng bậc lương thường xuyên sau khi tăng lương cơ sở không?

Căn cứ theo Mục 2 Kết luận 83-KL/TW năm 2024 quy định như sau:

Về nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW
...
Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 27-NQ/TW cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Từ tình hình trên và căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TW, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi. Theo đó thực hiện 7 nội dung sau:
(1) Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
...
(3) Hoàn thiện chế độ nâng lương phù hợp với việc chuyển đổi quản lý và trả lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
...

Và căn cứ theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
...

Theo đó, Chính phủ đã chính thức tăng lương cơ sở lên 2.34 triệu đồng từ 1/7/2024. Đồng thời, khi tăng lương cơ sở thì sẽ hoàn thiện chế độ nâng lương phù hợp với việc chuyển đổi quản lý và trả lương đối với cán bộ công chức viên chức.

Như vậy, CBCCVC vẫn còn được nâng bậc lương thường xuyên sau khi tăng lương cơ sở.

Đi đến trang Tìm kiếm - Nâng bậc lương
924 lượt xem
Nâng bậc lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thống nhất tiếp tục nâng bậc lương cho CBCCVC và LLVT trong chính sách tiền lương mới theo 02 chế độ nào?
Lao động tiền lương
Tiếp tục nâng bậc lương cho lực lượng vũ trang trong 03 bảng lương chính thức sau năm 2026 theo Kết luận của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Thống nhất tăng lương, nâng bậc lương cho toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang trong bảng lương mới từ khi nào?
Lao động tiền lương
Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
Lao động tiền lương
Cải cách tiền lương từ 1/7/2024 sẽ tiếp tục hoàn thiện nâng bậc lương trước thời hạn cho cán bộ, công chức, viên chức đúng không?
Lao động tiền lương
Chính phủ ra quyết định phải sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương, kéo dài thời hạn nâng bậc lương của CBCCVC được hoàn thành vào thời điểm nào?
Lao động tiền lương
05 trường hợp được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên cho CBCCVC, đó là gì?
Lao động tiền lương
Tiếp tục kéo dài thời hạn nâng bậc lương của cán bộ, công chức, viên chức sau 2024 khi cải cách tiền lương cho phù hợp có đúng không?
Lao động tiền lương
Toàn bộ 02 bảng lương mới từ 01/7/2024 của công chức viên chức còn nâng bậc lương trước hạn theo quy định cũ hay không?
Lao động tiền lương
Toàn bộ bảng lương mới từ 01/7/2024 của giáo viên tiểu học sẽ điều chỉnh 02 chế độ nâng bậc lương nào?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào