Hỏi đáp pháp luật về Văn hóa - Xã hội

Hỏi đáp pháp luật Chế độ trợ cấp phục vụ người có công 08:41 | 09/09/2016

Bố đẻ ông Hoàng Văn Trường (tỉnh Nam Định) là ông Hoàng Ngọc Can, được giám định suy giảm khả năng lao động từ năm 1986 là 81%, hiện đang hưởng trợ cấp mất sức lao động và chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Ông Trường muốn được biết bố ông có được hưởng chế độ trợ cấp người phục vụ theo quy định tại Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng không?

Hỏi đáp pháp luật Ưu đãi với thân nhân người có công 08:41 | 09/09/2016

Bà Lê Thị Sang (tỉnh Ninh Thuận) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp về chế độ với thân nhân người có công với cách mạng đối với trường hợp bố đẻ của bà Sang là con độc nhất của hai liệt sỹ. Theo phản ánh của bà Sang, hàng năm bố đẻ bà chỉ được nhận tiền quà vào ngày Thương binh – Liệt sỹ 27/7, ngoài ra không được hưởng chế độ nào khác. Bà Sang hỏi: Bố của bà có được hưởng chế độ đối với thân nhân liệt sỹ không và ông có được truy lĩnh số tiền trợ cấp con liệt sỹ từ năm 1 tuổi đến năm 18 tuổi không?

Hỏi đáp pháp luật Trả lời về chế độ với người có công 08:40 | 09/09/2016

Ông Nguyễn Truyền Thống, đại diện 47 hộ gia đình ở thị trấn Neo, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đề nghị xem xét, giải quyết chế độ đối với các gia đình có công giúp đỡ cách mạng được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến. Theo thư phản ánh của ông Thống, từ năm 1965 đến năm 1970, khi Mỹ đánh phá miền Bắc, ông Nguyễn Truyền Thống cùng 47 hộ dân thôn Phấn Lôi, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (nay thuộc tiểu khu 3 thị trấn Neo) đã có công giúp đỡ các cơ quan Nhà nước về Nham Sơn sơ tán. Năm 2006, 47 hộ dân đã được Nhà nước tặng Huân, Huy chương do có công đóng góp trong kháng chiến chống Mỹ, tuy nhiên đến nay các hộ dân trên vẫn chưa được nhận tiền thưởng Huân, Huy chương.

Hỏi đáp pháp luật Quy định về thủ tục giấy tờ khi lập hồ sơ đối với người có công 08:39 | 09/09/2016

Gia đình tôi có người thân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước và bị nhiễm chất độc hóa học, con của chú tôi cũng bị ảnh hưởng (bị dị tật). Nay chú bị ốm đau liên tục và đã được xã thông báo lập hồ sơ để được hưởng chế độ theo quy định chung. Hiện nay, một số giấy tờ của chú tôi đã bị thất lạc. Xin hỏi luật sư cho biết thủ tục, giấy tờ lập hồ sơ được miễn thủ tục gì? Ông tôi là cán bộ kháng chiến được tặng huân chương, khi chết ông chưa được hưởng chế độ, vậy nay có được hưởng không? Thủ tục như thế nào mong luật sư hướng dẫn cụ thể.

Hỏi đáp pháp luật Người có công được chi trả 100% chi phí khám, chữa bệnh? 08:39 | 09/09/2016

Theo phản ánh của bà Trần Thị Thành (tỉnh Lâm Đồng), bà Thành là thương binh, được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khi khám, chữa bệnh đúng tuyến, tuy nhiên, hiện nay bà Thành đều phải trả 20% chi phí mỗi khi đi khám bệnh. Bà Thành muốn được biết, khi đi khám, chữa bệnh, bà Thành có phải trình thêm giấy tờ gì không và cần phải làm thủ tục gì để được hưởng đúng chế độ BHYT?

Hỏi đáp pháp luật Sở LĐTBXH Hà Nội trả lời về mức trợ cấp người có công 08:39 | 09/09/2016

Như Cổng TTĐT Chính phủ đã đưa tin, ngày 21/6/2010, UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn kiểm tra, xem xét giải quyết kiến nghị của ông Dương Văn Mẫu, thôn Thắng Trí, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội. Ông Mẫu là bộ đội phục viên, xuất ngũ tháng 9/1971. Khi Nhà nước thực hiện chế độ chính sách cho người nhiễm chất độc hóa học, ông Mẫu đi khám và được kết luận mất sức lao động 83%. Ông Mẫu được hưởng chế độ từ năm 2002, nhưng từ đó đến nay, sau nhiều lần điều chỉnh mức trợ cấp, ông vẫn chỉ được hưởng trợ cấp ở mức 2 (mất sức lao động 80% trở xuống). Ông Mẫu đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết để ông được hưởng chế độ trợ cấp đối với người mất sức lao động ở mức 81% trở lên.

Hỏi đáp pháp luật Người có công bị mất hồ sơ gốc vẫn được chế độ 08:37 | 09/09/2016
Theo phản ánh của ông Hồ Sỹ Hương (tỉnh Nghệ An), bố ông là Hồ Sỹ Tràng, sinh năm 1917, có thời gian tham gia kháng chiến và năm 1988, được Nhà nước trao tặng Huân chương kháng chiến hạng Nhì, khi tuổi cao về phục vụ hợp tác xã. Vì di chuyển nhiều nên ông Tràng đã bị mất hết Huân Huy chương và hồ sơ lý lịch Đảng gốc, hiện chỉ còn bản photo hồ sơ lý lịch Đảng, 1 Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng, 1 giấy chứng nhận đã được cấp Huân chương của tỉnh Nghệ An và giấy xác nhận của một số người làm việc cùng. Ông Hương hỏi, bố của ông có được hưởng chính sách hỗ trợ nào của Nhà nước đối với người có công không? Nếu có thì phải làm những thủ tục gì?
Hỏi đáp pháp luật Về việc hỗ trợ nhà ở trường hợp người có công đã chết 08:37 | 09/09/2016

Ông Lê Đạt, ông nội của ông Lê Văn Cường (Quảng Bình) là người có công với cách mạng nên thuộc đối tượng được hỗ trợ xây nhà ở. Gia đình đã hoàn thành việc xây nhà vào tháng 1/2014. Tháng 3/2014, ông Đạt chết. Tháng 9/2014, UBND xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch, thông báo về việc nhận tiền hỗ trợ xây nhà đối với người có công với cách mạng, tuy nhiên, gia đình ông Cường không được nhận số tiền này với lý do đã được hưởng chế độ mai táng phí. Ông Cường hỏi, UBND xã giải quyết như vậy có đúng không?

Hỏi đáp pháp luật Chế độ đối với người có công nuôi dưỡng liệt sĩ 08:36 | 09/09/2016

Ông Nguyễn Văn Trọng (Ứng Hòa, Hà Nội) có em trai là Nguyễn Trọng Ngọc, khi em ông lên 7 tuổi, do gia đình khó khăn nên mẹ ông đã cho gia đình ông bà Nguyễn Trọng Chuyển ở cùng huyện nhận nuôi em ông. Năm 1971, em ông Trọng nhập ngũ và hy sinh vào năm 1972. Đến nay ông bà Nguyễn Trọng Chuyển, bố mẹ nuôi của liệt sĩ Nguyễn Trọng Ngọc đã qua đời, người con (của vợ hai) ông Nguyễn Trọng Chuyển đang được hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ. Ông Trọng hỏi, mẹ ông (hiện còn sống, năm nay 86 tuổi) có công nuôi dưỡng liệt sĩ đến năm 7 tuổi thì có được hưởng chế độ của Nhà nước không?

Hỏi đáp pháp luật Bộ LĐTBXH trả lời ý kiến cử tri về việc nâng mức chuẩn nghèo 08:35 | 09/09/2016
Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIII, cử tri các tỉnh đề nghị tăng mức chuẩn hộ nghèo phù hợp với cuộc sống hiện nay của người dân để việc thực hiện các chính sách đối với hộ nghèo đảm bảo đúng, đủ, tạo điều kiện giúp người dân phấn đấu ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời, cử tri đề nghị nên thực hiện việc định kỳ 3 năm/lần xem xét lại quy trình tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm đảm bảo việc điều tra thống kê được chính xác. Ngoài ra, theo ý kiến cử tri, Nhà nước nên có các chế độ dành cho hộ nghèo hợp lý để họ vươn lên thoát nghèo, tránh tình trạng phát sinh tâm lý chây lười, ỷ lại, trông chờ vào các chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Hỏi đáp pháp luật Cục Người có công trả lời kiến nghị của bà Dương Thị Then 08:34 | 09/09/2016
Tôi là Dương Thị Then (Lạng Sơn), chồng của tôi là ông Hoàng Văn Mão, đã có thời gian tham gia cách mạng và được tặng "Bằng có công với nước" năm 1997. Ông Mão chết năm 2001. Tháng 6/2014, gia đình tôi được hướng dẫn làm hồ sơ hưởng chế độ đối với người có công với cách mạng. Tháng 9/2014, gia đình tôi nhận được trả lời của cơ quan chức năng với nội dung, khi còn sống ông Mão chưa lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi, do vậy trường hợp của ông Mão chỉ được giải quyết trợ cấp một lần đối với người có công giúp đỡ cách mạng từ trần, nhưng phải chờ hướng dẫn. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết thỏa đáng trường hợp của chồng tôi. Dương Thị Then - Lạng Sơn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào