Tôi có người em ký hợp đồng lao động có thời hạn (03 tháng/01 lần) với một UBND cấp xã, công việc phải làm là đảm nhiệm công việc của một công chức Tư pháp - Hộ tịch (được ghi rõ trong các hợp đồng lao động như vậy). Trong quá trình kiểm tra hồ sơ chứng thực vay vốn, ngoài việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, em tôi còn được giao kiểm tra chữ ký của các bên giao kết hợp đồng, trước khi trình lãnh đạo UBND xã ký lời chứng thực.
Tôi xin được hỏi như sau:
1. Em tôi là cán bộ hợp đồng, không phải là công chức Tư pháp - hộ tịch của xã nên có phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, chữ ký của các bên giao kết hợp đồng không hay trách nhiệm thuộc về Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ? Nhưng được giao cho em tôi thực hiện, vậy em tôi có phải chịu trách nhiệm không ?
2. Việc em tôi hiện đang bị cơ quan điều tra khởi tố về tội: “Lợi dụng, chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, họ cho rằng em tôi đã lợi dụng quyền hạn của một cán bộ Tư pháp - hộ tịch để tham mưu cho Lãnh đạo UBND xã ký chứng thực sai, gây hậu quả nghiêm trọng. Như vậy có đúng không?
Anh trai tôi bị phạt 7 năm tù về tội tham ô tài sản và bị phạt tiền 15 triệu đồng, đã thụ án xong và nộp được 6 triệu đồng tiền phạt. Nay gia đình anh trai tôi gặp thiên tại, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, anh tôi có thể được xét miễn, giảm khoản tiền phạt còn lại không? Thủ tục thế nào?
Năm 2008 con trai tôi bị Tòa án xét xử về hành vi cố ý gây thương tích, tòa án tuyên con tôi 09 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 24 tháng. Năm 2009 con tôi lại tiếp tục phạm tội mới trong thời gian thử thách và bị Tòa án xét xử 45 tháng tù về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Tổng hợp hình phạt con tôi phải chấp hành là 54 tháng. Xin cho hỏi, thời gian tạm giam, tạm giữ của bản án năm 2008 khi xét xử lần hai có được trừ không? Điều kiện để được xét giảm thời gian thi hành án như thế nào?
A vay B 100 triệu đồng để làm ăn kinh tế. Đến thời hạn trả, A tự dưng biến mất, thay số điện thoại hòng cắt đứt liên lạc với B. B đã tìm đủ mọi cách để gặp A nhưng không được. B làm đơn tố giác A ra CQCSĐT công an quận X nơi A đang sinh sống? Xin Luật sư tư vấn, trường hợp A đã hoàn trả đủ số tiền ban đầu A vay cho B, B cũng làm đơn bãi nại, A còn bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?
Chồng tôi uống rượu say nên trên đường đi làm về đã gây ra tai nạn giao thông làm chết một người đi bộ sang đường. Sau khi sự việc xảy ra, gia đình tôi đã gặp gỡ gia đình người bị nạn và đã thực hiện việc bồi thường đầy đủ các chi phí cho gia đình họ, gia đình người bị hại cũng có đơn xin yêu cầu cơ quan công an không xử lý hình sự đối với chồng tôi. Xin hỏi trong trường hợp này, chồng tôi có phải chịu trách nhiệm hình sự nữa không ?
Cho em hỏi chồng em bị bắt và bị buộc tội mua bán ma túy kết án 9 năm tù (anh ấy đã có 2 tiền án về tội trộm cắp và đã được đặc xá) đến giờ đã thụ án được 1 năm 3 tháng.Vậy cho em khỏi đến khi nào chồng em mới được xét giảm án hàng năm.
Xin giải đáp sớm dùm em cám ơn anh chị văn phòng luật rất nhiều!
Em tôi trộm cắp tài sản của hai đơn vị đóng quân ở huyện Tam Dương (tỉnh Vĩnh Phúc) và huyện Thanh Trì (Hà Nội). Trong trường hợp này, tòa án địa phương nào xét xử?
Con tôi 23 tuổi, có công việc ổn định tại một cơ quan nhà nước, nhân thân tốt, nhiều năm được cơ quan khen thưởng. Tuy nhiên trong một lần cãi nhau với hàng xóm, cháu đã dùng dao gây thương tích cho người này. Kết luận giám định cho thấy người hàng xóm bị thương tật với tỷ lệ 5%.
Hành vi của con tôi có vi phạm pháp luật hình sự không? Có văn bản nào quy định con dao mổ lợn của nhà tôi là hung khí nguy hiểm không?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nguyên đơn khởi kiện đòi tiền cho vay đến hạn trả nợ từ năm 2006. Năm 2008, nguyên đơn đã gửi đơn yêu cầu Công an huyện giải quyết, sau đó Công an huyện có thông báo không khởi tố vụ án hình sự vì cho rằng đây là tranh chấp dân sự. Vậy thời hiệu khởi kiện của nguyên đơn có được tính lại từ ngày Công an huyện thông báo không khởi tố vụ án hình sự hay không?
Viện kiểm sát cấp sơ thẩm truy tố 15 bị can về tội Gây rối trật tự công cộng; 3 bị can trong số 15 bị can này bị truy tố thêm về tội cố ý gây thương tích; 1 người không truy tố. Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận bản cáo trạng, xét xử như Viện kiểm sát đã truy tố.
Viện kiểm sát sơ thẩm không kháng nghị nhưng Viện kiểm sát cấp phúc thẩm kháng nghị yêu cầu hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại cả 15 bị cáo về tội cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng, đồng thời truy tố một bị can đã được đình chỉ (không truy tố) về hai tội Cố ý gây thương tích và Gây rối trật tự công cộng.
Kháng nghị của Viện kiểm sát cấp phúc thẩm có đúng thẩm quyền không? Tòa án cấp phúc thẩm có thể chấp nhận kháng nghị này không?
Viện kiểm sát truy tố về tội nặng, Tòa án cấp sơ thẩm xét xử về tội nhẹ hơn. Viện kiểm sát kháng nghị, người bị hại kháng cáo đề nghị tăng hình phạt. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền đổi (sửa) tội danh nặng hơn không? Nếu Tòa phúc thẩm thấy có căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội nặng hơn tội của Viện kiểm sát đã truy tố thì có được sửa tội danh và tăng hình phạt không?
Về việc miễn thời gian thử thách của án treo theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (gọi tắt là Nghị quyết 33) hiểu như thế nào?
Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt tù cho hưởng án treo, Viện kiểm sát và người bị hại đều kháng nghị và kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm phạt tù giam đối với bị cáo. Tòa án cấp phúc thẩm có quyền chấp nhận kháng nghị, kháng cáo để sửa bản án sơ thẩm, xử phạt tù giam đối với bị cáo không? Nếu được thì Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng Điều luật nào của Bộ luật tố tụng hình sự?