Kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát
Theo khoản 3 Điều 249 Bộ luật tố tụng hình sự thì trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nặng hơn, tăng mức bồi thường thiệt hại… Như vậy, khi Tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận truy tố của Viện kiểm sát, xử phạt bị cáo (hoặc các bị cáo) về tội nhẹ hơn tội danh mà Viện kiểm sát truy tố, Viện kiểm sát kháng nghị, người bị hại kháng cáo thì Tòa án cấp phúc thẩm hoàn toàn có thể chấp nhận kháng nghị, kháng cáo và sửa bản án sơ thẩm, xét xử bị cáo (các bị cáo) về tội danh nặng hơn, có thể tăng hình phạt nếu việc sửa đó là có căn cứ.
Ngược lại nếu không có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm có thể không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị, giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm, thậm chí còn có thể giảm hình phạt, xử phạt về tội nhẹ hơn, cho hưởng án treo mặc dù kháng nghị và kháng cáo yêu cầu xử phạt tội nặng hơn, hình phạt nặng hơn.
Trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm thấy có căn cứ để xử phạt bị cáo về tội nặng hơn tội mà Viện kiểm sát truy tố (mà Tòa án cấp sơ thẩm đã không chấp nhận) thì Tòa án cấp phúc thẩm cũng không được xét xử theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát cấp sơ thẩm đã truy tố. Tòa án cấp phúc thẩm có thể chấp nhận kháng nghị, kháng cáo theo tội danh Viện kiểm sát truy tố và kiến nghị Tòa án cấp giám đốc thẩm xem xét lại vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?