Hiện nay có bao nhiêu Viện kiểm sát nhân dân cấp cao? Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào?
Hiện nay có bao nhiêu Viện kiểm sát nhân dân cấp cao?
Tại Điều 1 Nghị quyết 953/NQ-UBTVQH13 năm 2015 về thành lập Viện kiểm sát nhân dân cấp cao như sau:
Điều 1.
1. Thành lập 03 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội;
b) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng;
c) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng. Số lượng Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao không quá 04 người.
3. Bộ máy làm việc của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có Ủy ban kiểm sát, Văn phòng, các Viện và tương đương. Văn phòng, Viện và tương đương có thể có Phòng và tương đương.
a) Số lượng cấp phó của Văn phòng, Viện và tương đương là không quá 03 người;
b) Số lượng cấp phó của mỗi đơn vị cấp phòng và tương đương là không quá 02 người;
c) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ công tác của các đơn vị thuộc bộ máy làm việc của các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
Theo đó, hiện nay Việt Nam có 03 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao:
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng;
- Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay có bao nhiêu Viện kiểm sát nhân dân cấp cao? Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao được quy định như thế nào?
Tại Điều 44 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định như sau:
Điều 44. Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
1. Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
a) Ủy ban kiểm sát;
b) Văn phòng;
c) Các viện và tương đương.
2. Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Theo đó, tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao gồm có:
- Ủy ban kiểm sát;
- Văn phòng;
- Các viện và tương đương.
Ngoài ra, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do ai bổ nhiệm và có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Tại Điều 65 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định về Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao. Theo đó,
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; quyết định các vấn đề về công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, nhiệm kỳ của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân là gì?
Tại Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Theo đó:
- Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
- Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?