Dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp được quy định như thế nào? Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế quy định như nào?
Mong anh chị tư vấn theo quy định mới nhất. Tôi cảm ơn.
Dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp được quy định như thế nào? Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế quy định như nào?
Mong anh chị tư vấn theo quy định mới nhất. Tôi cảm ơn.
Nguồn kinh phí cải cách tiền lương năm 2018 lấy từ đâu? Xin chào Ban biên tập. Tôi tên là Hữu Minh, tôi sinh sống và làm việc tại Thanh Hóa. Tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Tôi được biết Chính phủ vừa ban hành văn bản quy định về mức lương cơ sở mới nhưng tôi vẫn chưa nắm rõ lắm. Ban biên tập cho tôi hỏi: Nguồn kinh phí cải cách tiền lương năm 2018 lấy từ đâu? Có văn bản nào quy định về vấn đề này không? Tôi hy vọng sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (minh***@gmail.com)
Quy định trích lập nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thu được để lại hàng năm của các đơn vị Nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Nguyễn Huy, hiện đang là kế toán trong đơn vị sự nghiệp công lập. Trong quá trình tìm hiểu về thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do TPHCM quản lý. Tôi có vấn đề thắc mắc cần Ban biên tập hỗ trợ, cụ thể: Quy định trích lập nguồn cải cách tiền lương từ nguồn thu được để lại hàng năm của các đơn vị Nhà nước ở thành phố Hồ Chí Minh được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong sớm nhận được câu trả lời từ Ban biên tập, tôi chân thành cảm ơn!
Đơn vị ông Nguyễn Văn Hoài là đơn vị sự nghiệp công lập, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động. Do thực hiện trích 40% số thu được để lại nên đơn vị ông có nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương. Năm 2012, khi xây dựng Đề án tự chủ tài chính ổn định trong 3 năm (2012-2014) theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, mức lương cơ sở là 830.000 đồng. Khi Nhà nước quy định tăng mức lương cơ sở, đơn vị đã sử dụng nguồn cải cách tiền lương (CCTL) để chi lương tăng thêm cho người lao động (trong biên chế) như sau: - Năm 2012: Theo Nghị định số 31/2012/NĐ-CP của Chính phủ, từ 1/5/2012 tăng mức lương cơ sở từ 830.000đ lên 1.050.000đ (tăng thêm 220.000 đồng). Đơn vị đã xác định nhu cầu và sử dụng nguồn CCTL để chi lương tăng thêm trong năm 2012 là 8 tháng (từ tháng 5-12/2012). Tổng số tiền chi lương và các khoản đóng góp tăng thêm là: 62.000.000đ/tháng x 8 tháng = 496.000.000đ. - Năm 2013: Đơn vị tiếp tục xác định nhu cầu và sử dụng nguồn CCTL để chi lương tăng thêm theo Nghị định số 31/2012/NĐ-CP trong năm 2013 là 12 tháng (từ tháng 1-12/2013) tương tự đã áp dụng trong năm 2012. Số tiền chi trả lương và các khoản đóng góp tăng thêm là: 62.000.000đ/tháng x 12 tháng = 744.000.000đ. Đồng thời, theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP của Chính phủ, từ 1/7/2013 tăng mức lương cơ sở từ 1.050.000đ lên 1.150.000đ (tăng 100.000đ). Đơn vị đã xác định nhu cầu và sử dụng nguồn CCTL để chi lương tăng thêm theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP trong năm 2013 là 6 tháng (từ tháng 7-12/2013). Số tiền chi trả lương và các khoản đóng góp tăng thêm là: 29.000.000đ/tháng x 6 tháng = 174.000.000đ. Như vậy, trong năm 2013 đơn vị sử dụng nguồn CCTL để chi lương tăng thêm là: 744.000.000đ + 174.000.000đ = 918.000.000đ. Ông Hoài muốn hỏi, năm 2013 đơn vị sử dụng nguồn CCTL để chi lương tăng thêm như trên có đúng không? Đề nghị cơ quan chức năng cho biết các văn bản hướng dẫn cụ thể việc trích lập, quản lý, sử dụng nguồn CCTL đối với đơn vị sự nghiệp, đặc biệt đối với đơn vị sự nghiệp tự chủ toàn bộ chi phí hoạt động để đơn vị nghiên cứu thực hiện. Nếu nguồn CCTL còn dư lớn, ngoài việc cân đối đảm bảo thực hiện lộ trình CCTL của Chính phủ, đơn vị có được phép trình cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng nguồn này để sửa chữa lớn tài sản cố định không?