Chi tạo nguồn cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp được dự toán như thế nào?
1. Dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp được quy định như thế nào?
Tại Khoản 10 Điều 14 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp được quy định như sau:
10. Dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công:
a) Các bộ, cơ quan trung ương lập dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương từ tiết kiệm chi thường xuyên và một phần thu sự nghiệp theo quy định của Nghị quyết số 27-NQ/TW.
b) Các cơ quan, đơn vị hành chính ở trung ương đang áp dụng cơ chế đặc thù, dự kiến quỹ lương mới theo cơ chế được cấp thẩm quyền phê duyệt (nếu có) hoặc theo quy định tại Nghị quyết số 01/2021/UBTVQH15 ngày 01 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 30/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời báo cáo cụ thể các tác động tăng, giảm so với quỹ lương hiện hành và khả năng cân đối từ các nguồn được để lại.
c) Các đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW và Nghị định số 60/2021/NĐ-CP, trong đó, phải tự đảm bảo phần tiền lương tăng thêm phù hợp với mức tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên của đơn vị.
d) Các địa phương tổng hợp, báo cáo dự toán chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2023 để thực hiện cải cách tiền lương.
đ) Đối với kinh phí điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng (phần NSNN đảm bảo), trợ cấp ưu đãi người có công, các bộ, cơ quan căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng được giao thực hiện lập dự toán chi theo chế độ nhà nước quy định.
2. Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế quy định như nào?
Theo Khoản 11, Khoản 12, Khoản 13 Điều 14 Thông tư 47/2022/TT-BTC (có hiệu từ 12/09/2022) quy định lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế quy định như sau:
11. Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế:
Việc lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế năm 2023 theo quy định của Chính phủ và văn bản hướng dẫn thực hiện.
12. Đối với dự toán chi sự nghiệp từ nguồn thu được để lại theo chế độ: Các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện lập dự toán chi từ nguồn thu được để lại báo cáo cấp có thẩm quyền theo biểu mẫu quy định tại Thông tư 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP, nhưng không tổng hợp vào dự toán chi NSNN của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương.
13. Căn cứ số kiểm tra thu, chi ngân sách năm 2023, các bộ, cơ quan trung ương, các địa phương xây dựng dự toán chi chặt chẽ, chi tiết theo từng lĩnh vực quy định tại Luật NSNN, từng nhiệm vụ, từng đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc; sau khi làm việc với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động triển khai ngay công tác lập phương án phân bổ dự toán ngân sách năm 2023 của bộ, cơ quan, địa phương mình, để ngay sau khi Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao dự toán, trình cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ theo từng lĩnh vực, giao dự toán ngân sách đến đơn vị sử dụng ngân sách đảm bảo trước ngày 31 tháng 12 năm 2022 theo quy định của Luật NSNN.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- 08 tính năng bắt buộc của ứng dụng Online Banking từ 1/1/2025?
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?