Xin Quý cơ quan giải đáp cho thắc mắc sau: Tôi đang làm thủ tục để thành lập doanh nghiệp. Do không có thời gian nên tôi uỷ quyền bằng văn bản (không có công chứng, chứng thực) cho người khác đi liên hệ với Phòng đăng ký kinh doanh để nộp hồ sơ. Tuy nhiên cán bộ thụ lý yêu cầu người đi nộp hồ sơ thay tôi phải xuất trình Giấy uỷ quyền hoặc Hợp đồng uỷ quyền có công chứng, chứng thực. Trong khi đó, theo tôi được biết tại Bộ luật Dân sự chỉ quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản mà không có quy định nào bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Và tại thông tư hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp của Bộ kế hoạch đầu tư cũng chỉ yêu cầu việc uỷ quyền đăng ký doanh nghiệp phải được lập thành văn bản chứ không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Vậy xin Quý cơ quan cho biết việc yêu cầu văn bản uỷ quyền phải có công chứng, chứng thực nêu trên là đúng hay sai? Nếu đúng thì văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề nêu trên? Kính mong được sự xem xét giải đáp sớm của Quý cơ quan để chúng tôi biết và thực hiện. Xin trân trọng cảm ơn!
Trường hợp cá nhân giao dịch bảo đảm với cá nhân bằng quyền sử dụng đất có công chứng hợp đồng thế chấp tại Văn phòng công chứng, Vậy cá nhân đó có cần đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để đăng ký giao dịch bảo đảm không? Và thủ tục như thế nào?
Anh K và anh M sống ở thành phố H. Anh K bán cho anh M ngôi nhà của mình ở tỉnh N. Xin hỏi việc công chứng hợp đồng mua bán ngôi nhà nêu trên giữa anh K và anh M phải thực hiện tại Phòng công chứng thuộc thành phố H hay tỉnh N?
Trước đây anh A nhận ủy quyền từ vợ chồng anh B và chị C, nội dung được toàn quyền sử dụng và chuyển nhượng toàn bộ thửa đất (thửa đất có giấy chứng nhận mang tên anh B và chị C). Hợp đồng ủy quyền được văn phòng công chứng chứng nhận. Nay anh A chết đột tử. Vợ anh là chị D đề nghị làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên từ anh B và chị C cho vợ anh A và đã được B và C đồng ý vì bản chất thật của hợp đồng ủy quyền là mua bán. Xin được tư vấn trình tự thủ tục khi thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng này.
Để làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cá nhân thì việc công chứng hợp đồng chuyển mua bán đất có thực hiện tại Văn phòng công chứng tư nhân được không? Hay nhất thiết phải công chứng hợp đồng tại phòng công chứng nhà nước? Giá trị pháp lý của phòng công chứng nhà nước và văn phòng công chứng tư nhân đối với các hợp đồng mua bán nhà đất có khác nhau không? Thủ tục để công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đổi tên người sử hữu trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); cần tất cả những loại giấy từ gì?
Khi ông B chuyển nhượng 300m2 đất ở cho Công ty M đã đến Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất làm thủ tục chứng thực hợp đồng. Nhưng Uỷ ban nhân dân xã đã từ chối với lý do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cá nhân với cho tổ chức kinh tế thì phải được công chứng. Vậy việc Uỷ ban nhân dân xã từ chối yêu cầu của ông B và Công ty M với lý trên có được coi là đúng với quy định của pháp luật hiện hành hay không?
Vợ chồng tôi có khối tài sản chung là một căn nhà và một thổ đất thổ cư(có giấy tờ hợp pháp). Chồng tôi đã làm một bản di chúc viết tay nhưng không có công chứng. Xin cho hỏi, Di chúc này có giá trị không? Hiện nay chồng tôi đang ốm nặng, nếu chồng tôi chết, các con riêng và người vợ trước của ông ấy có quyền thừa kế tài sản của chồng tôi không?
Trước đây, vì lo xa, tôi đã lập di chúc để tài sản thừa kế cho các con tôi. Di chúc này đã được công chứng và lưu giữ tại địa phương. Nay, tôi lại chuyển chỗ ở lên TP Hồ Chí Minh và tôi đang có ý định sửa đổi di chúc lại cho phù hợp hơn, nhưng không có điều kiện về quê. Tôi muốn nhờ văn phòng công chứng tại quận- nơi tôi đang sinh sống- chứng lại di chúc sửa đổi này, có được không?
Tôi và chị D có thỏa thuận mua bán 1 ngôi nhà. Tôi đã trả chị 2/3 số tiền theo giao ước. Trong giao ước bằng lời nói và giấy tờ, tôi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền khi chị D giao sổ đỏ. Đến nay đã 6 tháng, chị Dchỉ giao cho tôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chị D và đòi tôi thanh toán hết tiền trước khi làm hợp đồng công chứng. Như vậy đúng hay sai? Tôi nên làm gì?
Tôi có đặt cọc mua một thửa đất và căn nhà của ông A, thời gian đặt cọc để hai bên tiến hành giao kết hợp đồng là 1 tháng, hợp đồng đặt cọc được công chứng (căn nhà và đất đang thế chấp tại ngân hàng). Ông A đã tất toán nợ với ngân hàng nhưng không tiến hành làm hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cho tôi mà lại tiếp tục thế chấp, hợp đồng thế chấp cũng do chính công chứng viên chứng hợp đồng đặt cọc cho tôi chứng nhận. Nay thời gian đặt cọc đã hết. Tôi phải làm thế nào để yêu cầu ông A thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất cho tôi (Tôi không muốn lấy lại tiền cọc và yêu cầu ông A bồi thường). Công chứng viên làm như vây có đúng không? Xin cảm ơn!
Gia đình tôi nhận chuyển nhượng mảnh đất hơn 200m2 từ năm 1990 của gia đình ông N bà S, và chỉ làm giấy tờ mua bán tay với nhau. Sau khi hai bên ký mua bán có gửi một bản để báo cáo UBND xã. Năm 1994 khi gia đình tôi định xây nhà trên mảnh đất đó thì gia đình bên bán không cho làm và nói giấy tờ viết tay không có hiệu lực và trái pháp luật. Năm 2011 gia đình tôi đến xã xin xác nhận thì xã yêu cầu gia đình bên bán đến xác nhận đất không còn tranh chấp nhưng gia đình bên bán không muốn thương lượng giải quyết. Vậy tôi phải làm như thế nào cho hợp pháp?
Nhà em có 1 hợp đồng bán đất, vì không có tranh chấp và tin tưởng nên chỉ làm hợp đồng viết tay, chưa công chứng ở xã. Tuy nhiên, có một số người hàng xóm làm chứng. Hiện khu đất đó có tin đồn là phải giải tỏa nên bên mua đòi hủy bỏ và đòi lại tiền cọc. Xin cho em hỏi vấn đề này xử lý sẽ như thế nào khi bên mua hủy hợp đồng?
Ba mẹ tôi đang làm thủ tục ly hôn. Trong đơn yêu cầu ly hôn có ghi rằng hai bên cùng đồng thuận ly hôn và sau khi ly hôn ba tôi (người đứng tên nhà đất) và mẹ tôi (chủ tài khoản tiết kiệm trong ngân hàng) sẽ tự thỏa thuận với nhau về tài sản chung, không cần tòa án giải quyết vấn đề này. Hai bên có làm thêm bản thỏa thuận về tài sản. Trong đó ghi rằng sau khi ly hôn, tất cả tài sản gồm nhà đất và tiền gửi ngân hàng sẽ được chuyển sang sở hữu của con gái chung tức là tôi. Bản thỏa thuận này có chữ ký của ba mẹ tôi và tôi (với vai trò người làm chứng). Tôi xin hỏi bản thỏa thuận như vậy đã hợp pháp và đảm bảo chưa, có cần phải đi công chứng nữa không? Rất mong được sự giúp đỡ của quý cơ quan. Xin chân thành cảm ơn.
Ông Bà nội tôi là: Bùi Văn Cấp và Nguyễn Thị Nhàn. Các con (3 trai và 3 gái): Bùi Thị Được, Bùi Văn Hòa, Bùi Văn Bình, Bùi Văn Hùng, Bùi Thị Lập, Bùi Thị Huệ (lần lượt theo thứ tự sinh ra từ trước đến sau). Bà Bùi Thị Được là con gái trưởng, Ông Bùi Văn Hòa là con trai trưởng. Ông nội tôi chết năm 2001. Bà nội tôi chết năm 2004. Ông Bùi Văn Hòa chết năm 1990 ( vợ vẫn còn sống, có 2 người con là Dung và Dũng (Dũng là tôi đang viết đơn) Ông Bùi Văn Hùng chết năm 2005 (vợ ông Hùng chết năm 2003, có 2 người con là Nhung và Cường) Năm 2001, ông nội trước khi chết có viết di chúc để lại đất đai cho 3 người; Được, Hùng, Bình. Trong di chúc có chữ ký của Ông nội, bà nội, người đại diện trưởng khu,người chứng kiến và 3 người con được nhận đất là : Được, Hùng, Bình. Di chúc không có vân tay của ông, không có xác nhận của phường xã (có nghĩa là không có xác nhận của cơ quan nhà nước). Khi bà nội chết (bà chết sau ông) thì bà không để lại di chúc gì. Hỏi: Di chúc đó có giá trị vể mặt pháp lý không. Nếu di chúc đó có giá trị vể mặt pháp lý thì ông nội được quyền chia hết tài sản hay chỉ được chia ½ tài sản. Nếu ông chỉ được chia ½ tài sản cho 3 người: Được, Hùng, Bình thì ½ tài sản của bà nội sẽ chia như thế nào (vì tài sản là của 2 vợ chồng ông bà nội, khi ông chết và viết di chúc thì bà vẫn còn sống) Nếu di chúc đó không có giá trị pháp lý thì theo quy định pháp luật sẽ chia như thế nào. Các con của ông Bùi Văn Hòa và Bùi Văn Hùng có được nhận phần tài sản của ông bà nội để lại – thay bố (khi bố đã chết không) Trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2012, các ông bà Được, Hùng, Bình, Huệ đã bán hết đất. Như vậy khi khởi kiện ra tòa án thì nếu thắng kiện thì tài sản sẽ được chia đều cho các con phải không, giá trị đất lúc đó tính như thế nào vì đã bán hết (tính theo giá thị trường hay giá đất theo nhà nước quy định. Nếu tính theo giá thị trường của 2 bên tự mua bán thì khó có thể xác định, hay phải thuê công ty định giá?)
Xin hỏi theo quy định của pháp luật thì người yêu cầu công chứng di chúc có thể yêu cầu Phòng công chứng lưu giữ di chúc của mình không?
Di chúc được lập và công chứng tại Văn phòng công chứng tư nhân có giá trị pháp lý không? Nếu như sau này Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động thì bản di chúc đã được công chứng tại đó có còn giá trị nữa không? Nên thực hiện công chứng tại Phòng công chứng Nhà nước hay Văn phòng công chứng tư nhân?
Ba tôi đang bệnh khá nặng. Ông không tự viết di chúc được nhưng tinh thần còn minh mẫn nên muốn lập di chúc chia tài sản cho các con. Ông muốn nói cho chúng tôi ghi ý muốn của ông. Nhưng khi ghi thì anh em chúng tôi người có mặt, người không có mặt nên tôi rất sợ phiền về sau. Vậy, trường hợp trên có được xem là hợp pháp không?
Ông C muốn công chứng bản di chúc phân chia tài sản cho con cháu, nhưng ông C bị ốm nặng, không thể đi lại được. Xin hỏi trong trường hợp này, ông C có thể ủy quyền cho người khác đến Phòng công chứng để yêu cầu công chứng bản di chúc trên được không? Việc công chứng di chúc được pháp luật quy định như thế nào?
Ông C muốn công chứng bản di chúc phân chia tài sản cho con cháu, nhưng ông C bị ốm nặng, không thể đi lại được. Xin hỏi trong trường hợp này, ông C có thể ủy quyền cho người khác đến Phòng công chứng để yêu cầu công chứng bản di chúc trên được không? Việc công chứng di chúc được pháp luật quy định như thế nào?