Vợ chồng tôi hiện đang sở hữu một ngôi nhà và đất; chúng tôi đã già yếu và không có con. Vợ chồng tôi muốn để lại nhà và đất này cho người em trai đang chăm sóc chúng tôi sau khi vợ chồng tôi chết có được không?
Vợ chồng tôi hiện đang sở hữu một ngôi nhà và đất; chúng tôi đã già yếu và không có con. Vợ chồng tôi muốn để lại nhà và đất này cho người em trai đang chăm sóc chúng tôi sau khi vợ chồng tôi chết có được không?
Xin tư vấn giúp tôi, trong trường hợp đất của bố đã mất và có một thửa đất rộng muốn chia cho các anh chị em trong gia đình thì quy trình, phải làm những thủ tục gì?
Bác tôi sống trên mảnh đất ông tôi để lại từ năm 1980. Ông tôi mất không để lại di chúc mà chỉ gọi ba người hàng xóm xác nhận cho việc để lại mảnh đất cho bác tôi. Mảnh đất này từ đời ông tôi đến đời bác tôi đều không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay có hai việc phát sinh như sau: 1. Hiện nay UBND xã đòi thu hồi mảnh đất này. Liệu UBND xã có quyền làm như vậy không? 2. Chú tôi bây giờ lại quay về đòi chia đất. Chú dọa nếu không chia sẽ kiện ra tòa. Liệu chú tôi có thể kiện ra tòa đòi chia thừa kế không? Thời hiệu khởi kiện đối với chia thừa kế được quy định là bao lâu?
Thừa kế quyền sử dụng đất là gì?
Trường hợp nào thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất?
Vợ chồng tôi đều là công chức làm việc trong cơ quan nhà nước. Bố mẹ chồng tôi ở Thủy Nguyên, trước đây được Nhà nước giao cho hơn 1000 m2 đất để trồng lúa (đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) nhưng nay bố mẹ tôi đã già yếu không trồng cấy được nên muốn tặng cho toàn bộ diện tích đất trên cho vợ chồng tôi. Vậy xin hỏi, vợ chồng tôi có được nhận tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp của bố mẹ tôi không?
Bố mẹ tôi cho tôi một mảnh đất nhưng chưa sang tên quyền sử dụng đất. Vợ chồng tôi đã san lấp mặt bằng, xây nhà, trồng cây trên mảnh đất này. Tuy nhiên, bây giờ bố mẹ tôi lại ký bảo lãnh vay ngân hàng cho cháu bằng mảnh đất này, vợ chồng tôi không biết và ngân hàng không lấy ý kiến vợ chồng tôi. Nay ngân hàng phát mại mảnh đất, tôi có quyền đòi quyền lợi của mình trên mảnh đất không ?
Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là gì?
Kính thưa các bác, hiện nay nhà em đang có một việc cấp bách nhờ các bác luật sư giúp em. Em được bà nội đưa về sống từ nhỏ, em là người nuôi dưỡng nội, bà năm nay đã 95t. Năm 2007 bà nội có cho em 2 thửa đất, các thửa đất này trước khi cho có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi làm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất do không có điều kiện ra phòng công chứng nên bà nội và em ra UBND xã để lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Khi làm hợp đồng tặng cho thì trong phần thời điểm chuyển giao GCNQSDĐ và thời điểm chuyển giao đất thì cán bộ làm hồ sơ lại không ghi vào, bà nội không biết chữ nên đã lăn tay, nhưng dấu rất đậm nên không thấy rỏ được dấu vân tay, hồ sơ nộp thuế thì tờ khai bà nội có lăng tay nhưng thông báo nộp thuế thì mẹ em là người nhận và đi đóng thuế thay. Hiện nay hồ sơ đã đăng bộ và sang tên của em. Đến nay người trong nhà biết việc này nên giữ nội của em và bắt nội yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho tài sản và khởi kiện ra tòa. Giờ em không biết phải làm sao, kính mong các bác luật sư giúp em chuyện này. em thành kính biết ơn.
Bây giờ bà ngoại em muốn sang phần tên mảnh đất do bà ngoại em đang đứng tên cho mẹ em,mà ba với mẹ em đang có chuyện lục đục,nên mẹ em muốn khi ly hôn thi mảnh đất đó vẫn thuộc về mẹ em,tức là không muốn mảnh đất đó la của chung của 2 vơ chồng.
Tôi là người có hộ khẩu thường trú ở Nghệ An, nhưng hiện nay, tôi đang sống và làm việc tại Hà Nội. Vợ tôi cũng là người Hà Nội. Tôi mua một mảnh đất ở Hà Nội đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chủ cũ và có làm hợp đồng mua bán đất có công chứng theo mẫu của nhà nước. Hiện nay, tôi muốn làm thủ tục sang tên quyền sử dụng đất sang tên tôi thì tôi phải có những giấy tờ gì? Lệ phí mất bao nhiêu? Việc hộ khẩu của tôi không phải ở Hà Nội có gây khó khăn gì cho quá trình làm thủ tục hay không? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!
Bố mẹ tôi có 1 mảnh đất được cấp Giấy chứng nhận năm 2010. Năm 2012 bố tôi mất, năm 2014 ông nội tôi mất. Hiện giờ bà nội tôi vẫn còn sống, tôi còn 1 người em trai. Vậy xin hỏi mảnh đất đó sẽ được phân chia như thế nào và nếu muốn để mảnh đất đó là tài sản riêng của mẹ tôi thì thủ tục gồm có những giấy tờ gì? Xin chân thành cám ơn!
Cháu xin chào Luật Sư Cháu tên là Trần Thế Dân. Gia đình cháu có một chuyện mọng luật sư giải đáp thắc mắc hộ cháu. Gia đình cháu gồm có Bà nội, Bố mẹ và cháu sống cùng nhau trên một mảnh đất rông 360m2 có bề ngang 13.5m. Mảnh đất này trước đây được đổi từ một mảnh đất cũ của Ông nội. Ông Nội cháu có 4 người con. Ông nội tham gia kháng chiến và mất năm 1973 và không để lại di chúc. Bà nội và bố cháu sinh sống trên mảnh đất cũ của Ông nội để lại nhưng do việc đi lại kho khăn nên Bà Nội đã ủy quyền cho Bố cháu đứng ra đổi lấy mảnh đất hiện nay đang ở để thận tiện đi lại và cho phép bố cháu đứng tên trên sổ địa chính để sử dụng mảnh đất này từ năm 1983 và cũng đồng ý là cho Bố cháu vì bà bảo là bà sống với bố mẹ cháu và nhập hộ khẩu cùng với gia đình cháu (Lúc đó cũng có viết giấy ủy quyền nhưng Bố cháu ra hỏi địa chính xã thì họ bảo giấy tờ thời pháp đó đã bị mất) và các con của bà cũng không có ý kiến gì. Bố mẹ cháu đã tiến hành xây dựng nhà cửa gồm một ngôi nhà hai tầng và một ngôi nhà một tầng. Gần đây bố cháu tiến hành làm sổ đỏ mang tên bố cháu, đang trong quá trình làm sổ đỏ thì Cô cháu từ xa về bảo là đòi chia đất. Nhưng bố cháu không đồng ý và Bố cháu cũng hỏi ý kiến của bà thì bà vẫn đồng ý cho đất bố cháu. Thưa Luật sư cho cháu xin hỏi những câu hỏi sau: 1. Bố cháu có được phép đứng tên làm sổ đỏ hay không? Khi cháu ra xã hỏi địa chính xã thì họ bảo là làm cho bà trước sau đó mới chuyển được sang cho bố cháu. Liệu Bố cháu có đủ điều kiện để làm sổ đỏ trực tiếp mang tên mình hay không? 2. Việc cô và hai người con còn lại của Bà đòi chia tài sản thừa kế như sau: 1/2 phần đất của Bà sẽ cho Bố cháu, còn 1/2 của Ông nội thì các bác bảo chia cho 3 người con nhưng không có phần của Bố cháu thì theo quy định của pháp luật không? Và nếu chia theo pháp luật thì Bố mẹ cháu được như thế nào?(mảnh đất có diện tích 360m2, bề ngang 13.5m) (Trong trường hợp này Bà Nội cháu bảo phần của Bà cho Bố mẹ cháu) 3. Tài sản Bố mẹ cháu xây trên mảnh đất đó sẽ được đền bù ra sao? Cháu xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Em muốn hỏi là bây giờ gia đình em muốn sang tên quyền sử dụng đất thì phải chịu những loại thuế và chi phí gì? mà mảnh đât đó do ông nội em đứng tên chủ sở hữu và bây giờ muốn chuyển quyền sở hữu cho bố em.
Tôi có một mảnh đất tại Khu đô thị Trung Yên, Hà nội. Tôi có thể thế chấp quyền sử dụng mảnh đất này để đồng thời vừa vay tiền ngân hàng vừa thuê một chiếc xe du lịch hay không?
Hiện nay chủ đầu tư đề nghị thế chấp QSDĐ được nhà nước cho thuê trả tiền hàng năm, nhưng chủ đầu tư đã thực hiện trả tiền thuê cho toàn bộ thời gian được thuê (49 năm), như vậy ngân hàng chúng tôi có thể nhận thế chấp theo Luật đất đai 2013?
Mẹ cháu đơn phương mang sổ đỏ của gia đình (sổ đỏ cấp cho hộ gia đình) ký kết hợp đồng thế chấp với ngân hàng để cho ông A đứng ra vay tiền. Sau 5 năm ngân hàng thông báo ông A không trả được tiền và ngân hàng sẽ thu hồi tài sản bảo đảm (là ngôi nhà gia đình cháu đang ở). Mẹ cháu đã gặp lãnh đạo ngân hàng trình bày tại thời điểm ký kết mẹ cháu đã bị ông A lừa và xin ngân hàng cho trả dần số tiền gốc nhưng không được chấp thuận. Trong thời gian này, bố cháu đang hoàn thiện hồ sơ để kết hợp luật sư đưa vụ việc ra tòa vì bố cháu không tham gia ký kết bất cứ giấy tờ gì với ngân hàng. Nhưng trong thời gian này, ngân hàng ba lần đưa lực lượng đặc nhiệm của ngân hàng (lực lượng này mặc đồng phục và cầm gậy) xuống cưỡng chế và yêu cầu mọi người trong nhà cháu ra khỏi nhà, sau đó ủy thác cho một công ty thứ ba luôn chốt 3 đến 4 người trông giữ bên trong nhà cháu, đặc biệt hơn là có một lần trong số đó lực lượng đặc nhiệm của ngân hàng phá hỏng cửa cuốn của nhà cháu để vào bên trong chiếm giữ nhà cháu. Tất cả những lần đó nhà cháu đều báo lên cơ quan công an phường, quận và được cơ quan này giải quyết. Thế nhưng sau đó cháu được biết ngân hàng liên tục gửi các công văn cho công an và không ngừng ý định cưỡng chế nhà cháu bằng lực lượng kia. Hiện tại nhà cháu luôn có từ 2 đến 5 người trông giữ bên ngoài. Cho cháu hỏi ngân hàng đang làm đúng hay sai và nếu sai thì sai ở mức độ nào? Nhà cháu cần làm gì để đảm bảo quyền lợi chính đáng của gia đình?
Trước đây tôi làm thủ tục vay vốn và thế chấp quyền sử dụng đất ở một ngân hàng A, nay ngân hàng đó sáp nhập với ngân hàng B. Sau khi 2 ngân hàng sáp nhập tôi đã trả hết nợ cho Ngân hàng và đề nghị Ngân hàng làm thủ tục giải chấp tài sản. Ngân hàng đồng thời gửi cho tôi 02 đơn (đơn yêu cầu thay đổi nội dung đã đăng ký và đơn xóa thế chấp cùng toàn bộ hồ sơ pháp lý về việc sáp nhập giữa hai ngân hàng). Tôi cầm toàn bộ hồ sơ trên lên Văn phòng đăng ký đất đai thì được yêu cầu là phải cung cấp danh sách các khách hàng có cần thay đổi nội dung đã đăng ký trong đó có quyền sử dụng đất của gia đình. Xin hỏi Bộ thủ tục trên có hợp lý không?
Ngân hàng ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai (quyền sử dụng đất hình thành từ vốn vay) với khách hàng và không thực hiện việc công chứng hợp đồng thế chấp đó. Ngân hàng có được yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản đã thế chấp trên không?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho cổ đông, cổ đông mang góp vốn vào công ty cổ phần do mình làm Giám đốc, việc góp vốn đã được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện xác nhận. Cá nhân góp vốn vào Công ty với mục đích góp vốn là phục vụ lợi ích kinh doanh, để được ưu đãi thuế, khấu trừ tài sản cố định và vay vốn ngân hàng. Xin hỏi: Khi Công ty thực hiện thủ tục thế chấp để vay vốn ngân hàng thì hợp đồng thế chấp sẽ được ký kết với cá nhân đứng tên hay với công ty? Khi góp vốn bằng quyền sử dụng đất có thay đổi quyền sở hữu, sử dụng từ cá nhân sang công ty hay không? Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm ở Văn phòng đăng ký cấp huyện hay Văn phòng đăng ký thuộc Sở Tài nguyên môi trường vì nếu là đất thuộc công ty thì phải đăng ký ở Sở Tài nguyên môi trường?