Đề nghị quý báo cho biết về thủ tục thương lượng, ký kết và đăng ký thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp?
Đề nghị quý báo cho biết về thủ tục thương lượng, ký kết và đăng ký thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp?
Kính gửi luật sư, Công ty chúng tôi là công ty 100% vốn nước ngoài, được thành lập từ năm 2013 tại khu vực chế xuất Gần đây chúng tôi có nhận được thông báo của sở lao động và thương binh xã hội tỉnh về việc vi phạm của công ty với nội dung sau: 1. Công ty chưa thành lập tổ chức công đoàn theo quy định tại khoản 1 điều 189 Bộ luật Lao động năm 2012 2. Không ký kết và gửi Thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý Nhà nước về Lao động theo quy định tại Điều 74, khoản 1 điều 75 Bộ luật Lao động năm 2012.Hành vi vi phạm này bị xử lý theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 12 nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của chính phủ Tuy nhiên theo chúng tôi tìm hiểu luật lao động và luật công đoàn năm 2012 có quy định: 1. Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật lao động 2012 a. Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn. b. Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở. c. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động.” Khoản 1 Điều 5 và khoản1 điều 6 Luật công đoàn 2012 cũng đã ghi nhận: “ Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”. " Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện , tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ". Với các quy định vừa nêu ở trên thì việc thành lập công đoàn hoàn toàn tự nguyện không phải là sự bắt buộc về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp. Đó là quyền của người lao động. Người lao động thực hiện quyền và không ai kể cả người sử dụng lao động có quyền hạn chế quyền họ. Tuy nhiên theo quy đinh tại khoản 2 Điều 189 BLLĐ thì doanh nghiệp có trách nhiệm vận động người lao động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. 2. Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2012 và Nghị định 05/2015 thì không có quy định bắt buộc lập thỏa ước lao động . Nếu công ty muốn cụ thể hóa những phúc lợi cao hơn luật cho người lao động thì ký thỏa ước. Nếu muốn ký và chưa có công đoàn thì công đoàn cấp trên sẽ đại diện để ký thỏa ước này. Luật sư vui lòng tư vấn giúp chúng tôi nôi dung chúng tôi hiểu trên đây có chính xác không? Quy định về xử phạt trên có đúng với tinh thần luật không? Công ty chúng tôi cần giải quyết vấn đề này như thế nào ?
Điều kiện lao động mới là gì?
Bao lâu thì thoả ước lao động tập thể cần được bổ sung, chỉnh sửa và cập nhật?
Những tác dụng cơ bản của Thoả ước lao động tập thể trong quan hệ lao động?
Thoả ước lao động tập thể bao gồm những nội dung gì?
Vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tổ chức thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể được quy định như thế nào ?
Người sử dụng lao động từ chối thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể bị xử lý như thế nào?
Khi xét xử, nếu Tòa án nhân dân phát hiện hợp đồng lao động trái với thỏa ước lao động tập thể, pháp luật lao động thì giải quyết thế nào?
- * Tôi hiện đang công tác tại một công ty cổ phần ở TP.HCM. Vừa qua công ty có ban hành thỏa ước lao động tập thể, trong đó có nội dung sau: "Lao động nữ khi được tuyển dụng vào làm việc tại công ty phải cam kết sau hai năm mới sinh con kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động (HĐLĐ); thời gian sinh con thứ hai cách con thứ nhất là hai năm". Với quy định như vậy, công ty có vi phạm pháp luật hay không? Có phân biệt đối xử với lao động nữ khi vào làm việc tại công ty không? Xin được giải thích cụ thể!