Thành lập công đoàn và lập thỏa ước lao động

Kính gửi luật sư, Công ty chúng tôi là công ty 100% vốn nước ngoài, được thành lập từ năm 2013 tại khu vực chế xuất Gần đây chúng tôi có nhận được thông báo của sở lao động và thương binh xã hội tỉnh về việc vi phạm của công ty với nội dung sau:  1.      Công ty chưa thành lập tổ chức công đoàn theo quy định tại khoản 1 điều 189 Bộ luật Lao động năm 2012 2.      Không ký kết và gửi Thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý Nhà nước về Lao động theo quy định tại Điều 74, khoản 1 điều 75 Bộ luật Lao động năm 2012.Hành vi vi phạm này bị xử lý theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 12 nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của chính phủ Tuy nhiên theo chúng tôi tìm hiểu luật lao động và luật công đoàn năm 2012 có quy định: 1. Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật lao động 2012 a. Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn. b. Công đoàn cấp trên cơ sở có quyền và trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; có quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương tạo điều kiện và hỗ trợ việc thành lập công đoàn cơ sở. c. Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định của Luật công đoàn thì người sử dụng lao động phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động.” Khoản 1 Điều 5 và khoản1  điều 6 Luật công đoàn 2012 cũng đã ghi nhận: “ Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn”. " Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện , tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ". Với các quy định vừa nêu ở trên thì việc thành lập công đoàn hoàn toàn tự nguyện không phải là sự bắt buộc về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp. Đó là quyền của người lao động. Người lao động thực hiện quyền và không ai kể cả người sử dụng lao động có quyền hạn chế quyền họ. Tuy nhiên theo quy đinh tại khoản 2 Điều 189 BLLĐ thì doanh nghiệp có trách nhiệm vận động người lao động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp.   2. Theo quy định của Bộ Luật Lao động 2012 và Nghị định 05/2015 thì không có quy định bắt buộc lập  thỏa ước lao động . Nếu công ty  muốn cụ thể hóa những phúc lợi cao hơn luật cho người lao động thì ký thỏa ước. Nếu muốn ký và chưa có công đoàn thì công đoàn cấp trên sẽ đại diện để ký thỏa ước này. Luật sư vui lòng tư vấn giúp chúng tôi nôi dung chúng tôi hiểu trên đây có chính xác không? Quy định về xử phạt trên có đúng với tinh thần luật không? Công ty chúng tôi cần giải quyết vấn đề này như thế nào ?

1/ Theo ý kiến của luật sư thì tính đến nay chưa có quy định nào nói rằng việc thành lập tổ chức công đoàn là trách nhiệm bắt buộc của người sử dụng lao động mà người sử dụng lao động chỉ có trách nhiệm phối hợp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thành lập và hoạt động của tổ chức công đoàm cơ sở.

2/ Theo quy định tại điều 74 Bộ luật lao động thì việc chưa ký kết được thỏa ước lao động tập thể không thể nói là người sử dụng lao động không có trách nhiệm, không có lỗi.

 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
246 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào