Câu hỏi của bạn Đặng Tuấn Anh, địa chỉ: [email protected] Hiện tại chúng tôi đang triển khai đầu tư xây dựng dự án đường dây tải điện 110kV, gồm 40 vị trí cột xây dựng mới, hiện tại dự án đã có sự chấp thuận hướng tuyến của Sở QHKT, chỉ giới đỏ và số liệu hạ tầng kỹ thuật của Viện Quy hoạch xây dựng, việc tiếp theo là chúng tôi phải làm là đo vẽ rải thửa để thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng các vị trí xây dựng cột mới, tuy nhiên tôi vẫn chưa được rõ là tại sao phải thực hiện việc đo vẽ rải thửa nêu trên ? Theo quy định nào ? Rất mong quý Sở giải đáp.
Năm 2012 Công ty A thực hiện dự án đầu tư và chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng hết 1 tỷ , thực hiện san lấp 2 tỷ. Chưa thực hiện bù trừ chi phí giải phóng mặt bằng với tiền thuê đất Năm 2013 công ty A không tiếp tục thực hiện dự án mà chuyển nhượng lại toàn bộ khu đất đã san lấp cho công ty B: 4 tỷ: trong đó: 1tỷ chi phí giải phóng mặt bằng, 2 tỷ san lấp, 1 tỷ lợi nhuận. Vậy cho hỏi, công ty B có được tiếp tục bù trừ chi phí giải phóng mặt bằng vào tiền thuê đất các năm tiếp theo hay không?
Năm 2012 Công ty A thực hiện dự án đầu tư và chi trả tiền bồi thường giải phóng mặt bằng hết 1 tỷ , thực hiện san lấp 2 tỷ. Chưa thực hiện bù trừ chi phí giải phóng mặt bằng với tiền thuê đất Năm 2013 công ty A không tiếp tục thực hiện dự án mà chuyển nhượng lại toàn bộ khu đất đã san lấp cho công ty B: 4 tỷ: trong đó: 1tỷ chi phí giải phóng mặt bằng, 2 tỷ san lấp, 1 tỷ lợi nhuận. Vậy cho hỏi, công ty B có được tiếp tục bù trừ chi phí giải phóng mặt bằng vào tiền thuê đất các năm tiếp theo hay không Trân trọng cảm ơn Ban giải đáp
Câu hỏi: Trước tiên tôi xin chào và chúc sức khỏe các đồng chí. Tôi có một câu hoi xin ý kiến các đồng chí như sau.
Đơn vị tôi được giao làm nhiệm vụ là chủ đầu tư đền bù GPMB một dự án thủy lợi. Trong thủ tục đền bù có biên bản kiểm kê và dự toán chi tiết kiểm kê đền bù cho từng hộ trong đó phần ký tên các thành phần tham gia công tác kiểm kê. Với vai trò là chủ đầu tư thì chúng tôi đã cử người tham gia hội đồng đền bù với tư cách ủy viên hội đồng. Vậy phần ký chủ đầu tư trong biên bản kiểm kê và dự toán kiểm kê chi tiết chỉ cần đại diện chủ đầu tư là ủy viên hội đồng ký tên hay cần cả trưởng hay phó ban quản lý ký tên đóng dấu.
Cảm ơn và rất mong sự trả lời của các đồng chí.
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gì trong việc bố trí tái định cư? Việc ưu tiên tái định cư tại chỗ được thực hiện như thế nào?
Tôi là một nhà đầu tư muốn triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên có chút băn khoăn về công tác GPMB mong cơ quan có thẩm quyền trả lời. Sau tham khảo quyết định số 49/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Hà Nam ban hành ngày 20/11/2014 về việc ban hành đơn giá bồi thường cây trồng, giống vật nuôi khi nhà nước thu hồi, tôi thấy tỉnh Hà Nam không hề quy định về mật độ cây trồng. Như vậy ngay trước khi kiểm kê, có thể xảy ra trường hợp rất nhiều cây được trồng thêm vào với mật độ dày đặc, không bình thường nhằm lợi dụng chính sách đền bù của UBND tỉnh để trục lợi. Trong trường hợp này, hướng xử lý của ban GPMB và các cơ quan có thẩm quyền như thế nào ? Mong nhận được hồi đáp của quý cơ quan. Xin chân thành cảm ơn !
Xin chào luật sư.
Trước tiên tôi xin trình bày sự việc cho luật sư rõ vấn đề.
Năm 2008 tôi được nhận vào làm việc tại Ban bồi thường giải phóng mặt bằng tỉnh Bạc Liêu, năm 2010 tôi được lãnh đạo cơ quan giao nhiệm vụ thực hiện đo đạc lập hồ sơ địa chính phục vụ công tác giải phóng mặt bằng dự án: Hệ thống phân ranh mặn ngọt Sóc Trăng - Bặc Liêu. trong thời gian thực hiện dự án trên thì lãnh đạo cơ quan tiếp tục giao nhiệm vụ cho một tổ khác thực hiện kiểm kê lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng dự án trên. dựa trên số liệu kiểm kê và khối lượng diện tích bị ảnh hưởng để đền bù cho dân. Nhưng trong khi tôi chưa hoàn thành công việc trên và chưa được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ địa chính thì tổ kiểm kê đã lấy số liệu trên để thực hiện trả tiền cho dân gây thất thoát cho cơ quan gần 167.000.000 đồng. Sau khi hồ sơ của tôi được kiểm tra thì phát hiện sai sót mặc dù tôi chưa hoàn thành công việc và đang trong thời gian hoàn tất hồ sơ. Sau khi sự việc xãy ra cơ quan đã không cho tôi tiếp tục thực hiện phần việc còn lại. Đến tháng 8 năm 2013 tôi bị cơ quan sa thải và buộc bồi thường số tiền trên và cơ quan không trả lại sổ Bảo Hiểm Xã Hội và tiền trợ cấp cho tôi.
- Xin hỏi Luật sư Ban bồi thường giải phóng mặt bằng tỉnh Bạc Liêu làm như vậy có đúng không? Tôi muốn khởi kiện thì sẻ làm như thế nào? Sẻ liên hệ cơ quan nào?
Xin chân thành cảm ơn!
Kính gửi luật sư Tôi có câu hỏi mong muốn nhờ luật sư tư vấn giúp như sau: Hiện tại gia đình tôi đang sở hữu 1 căn nhà, trước đây do ba mẹ tôi mua của nhà nước theo phương thức đấu giá. Nhưng đến năm 2007 căn nhà của gia đình tôi thuộc vào diện giải tỏa để xây dựng đường (con đường bên hông của chợ huyện) và chỉ được đền bù với mức giá chỉ bằng 1/2 giá thị trường Nhưng bên cạnh đó thì mảnh đất của bạn ba tôi thì được đền bù cao hơn giá thị trường chỉ khác là mảnh đất của bạn ba tôi thì được giải tỏa để xây dựng đường quốc lộ, cho nên gia đình tôi đã ko đồng ý với mức giá như nhà nước đã đưa ra Đến nay con đường vẫn chưa được thi công và căn nhà của gia đình tôi cũng ko được cấp phép xây dựng, do căn nhà có vị trí thuận lợi trong kinh doanh vì thế gia đình tôi muốn xây dựng lại để mở rộng kinh doanh. Vậy mong luật sư có thể tư vấn cho gia đình tôi về trường hợp này, rất cảm ơn luật sư.
Xin chào luât sư! Em có một vấn đề xin hỏi luật sư. Khi các doanh nghiệp thu hồi đất nông nghiệp mà có một số hộ gia đình chưa đồng ý, thì trường hợp như thế nào bị cưỡng chế thu hồi đất, và trường hợp nào không bị cưỡng chế thu hồi đất. Gia đình em có mấy sào trồng rau là nguồn kinh tế trực tiếp cho gia đình. Có doanh nghiệp muốn thu hồi đất làm các dự án. Gia đình em không muốn bán thì phải làm như thế nào ạ? Kính mong luât sư giải đáp giúp em với. Em xin trân thành cám ơn luật sư!
Hiện nay, Ban Quản lý Tiểu dự án GPMB đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi (đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải) là đại diện Chủ đầu tư Tiểu dự án GPMB đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi, đoạn qua tỉnh Quảng Ngãi (Tiểu dự án GPMB). Qua triển khai thực hiện có một số vướng mắc về tổng mức đầu tư của Tiểu dự án GPMB như sau:
1. Tiểu dự án thành phần GPMB được Bộ Giao thông vận tải tách ra và chuyển giao cho địa phương làm chủ đầu tư và Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt tổng giá trị của Tiểu dự án GPMB vậy khi chuyển giao về địa phương có phải phê duyệt lại tổng mức đầu tư của Tiểu dự án GPMB hay không?
2. Đối với từng hạng mục công trình riêng lẻ thuộc Tiểu dự án GPMB như: Di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, xây dựng các khu tái định cư,... có phải phê duyệt tổng mức đầu tư của từng hạng mục công trình trên hay giá trị xây dựng của từng công trình đã nằm trong tổng mức đầu tư của Tiểu dự án GPMB.
Nhà tôi đang nằm trong dự án lấy đất của nhà nước, để làm đường Quốc Lộ. Đất đang sử dụng 100% là thổ cư, có sổ đỏ chính chủ. Giá đất hiện đang giao dịch mua bán tại khu vực nhà tôi khoảng 15 triệu - 20 triệu/m2. Khi chính quyền phường xã tổ chức họp những nhà nằm trong dụ án, họ đưa ra một cái giá cho chúng tôi như sau: - Đền bù 2 triệu/m2 - Mua tái định cư thì giá 4 triệu/m2 Khu vực tái định cư được biết là một khu mới san lấp, ở xa trung tâm thành phố hơn khu vực nhà tôi, cơ sở hạ tầng, tất cả đều kém hơn khu vực nơi chúng tôi đang sinh sống và làm ăn. Vậy theo LS việc đền bù như vậy là họ tính như thế nào? có được gọi là thỏa đáng đối với những người dân hay không? rất nhiều hoàn cảnh sẽ rơi vào cảnh mất nhà "Tôi sẽ nêu cụ thể ở bài sau". Điều 14. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ 1. Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng có đủ điều kiện quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9, 10 và 11 Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là Nghị định số 197/2004/NĐ-CP) và các Điều 44, 45 và 46 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 84/2007/NĐ-CP) thì được bồi thường; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét để hỗ trợ. 2. Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá đất tại thời điểm quyết định thu hồi đất; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc giao đất ở tái định cư hoặc nhà ở tái định cư, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thanh toán bằng tiền theo quy định sau: a) Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ lớn hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tại khu tái định cư thì người tái định cư được nhận phần chênh lệch; b) Trường hợp tiền bồi thường, hỗ trợ nhỏ hơn tiền sử dụng đất ở hoặc tiền mua nhà ở tái định cư thì người tái định cư phải nộp phần chênh lệch, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này. 3. Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước. 4. Nhà nước điều tiết một phần lợi ích từ việc thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các khoản hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi quy định tại Điều 17 Nghị định này.
Thưa luật sư
Trên địa bàn tôi đang xây dựng đường đây điện cao thế 220kv chạy qua. Việc đền bù giải phóng mặt bằng đang bị vướng mắc như sau:
- Đường dây 220Kv chạy qua 1 khu mỏ khoáng sản của một công ty tư nhân. Trong hành lang của đường dây 220Kv có một đoạn đường giao thông dài 650m do công ty khai thác khoáng sản mở. Vậy đoạn đường đó có được bồi thường không? ( đoạn đường chỉ nằm trong hành lang, không bị thu hồi đất, không bị thiệt hại).
Gia đình tôi có một mảnh đất nằm trong vùng giải phóng mặt bằng, tổng diện tích đất là 274,5m2, nguồn gốc đất là nhận chuyển nhượng từ chủ cũ sang (mua đất). Tháng 4 năm 2003 tôi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích trong sổ là 207m2, còn lại là đất ngoài sổ. Tổng diện tích 274,5m2 là đất thuộc quyền sở hữu sử dụng ổn định của gia đình tôi từ đó đến nay, đất không có tranh chấp.
Theo chính sách bồi thường giải phòng mặt bằng gia đình tôi chỉ được đền bù 207m2 trong sổ, diện tích ngoài sổ đền bù theo giá trị đất trồng cây lâu năm 35.000 đồng/1m2.
Qua nghiên cứu Luật đất đai (điều 101) thì đất của gia đình được tính theo hạn mức đất ở nông thôn toàn bộ tổng diện tích 274,5 m2, vì đây là đất ở ổn định từ trước tháng 7 năm 2004, và như vậy phải được đền bù theo hạn mức đất ở nông thôn.
Xin hỏi Luật sư: Chính sách đền bù cho gia đình tôi như vậy đã thỏa đáng chưa? Theo Luật đất đai tôi hiểu như vậy có đúng không?
Bố mẹ tôi viết di chúc để lại cho tôi một ngôi nhà. Nay ngôi nhà bị giải phóng mặt bằng. Vậy tôi có được hưởng số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng không? Vậy tôi có được hưởng số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng không?