Mẫu đơn nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn xin trình bày nguyện vọng của con?
Mẫu đơn nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
[...]
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
[...]
Như vậy, trong quá trình ly hôn của vợ chồng, khi có con chung từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Hiện nay, pháp luật chưa quy định cụ thể về Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn. Do đó, công dân có thể tham khảo Mẫu đơn nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn dưới đây:
Tải về Mẫu đơn nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn 01: Tải về
Tải về Mẫu đơn nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn 02: Tải về
Mẫu đơn nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn xin trình bày nguyện vọng của con? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách viết đơn xin trình bày nguyện vọng của con?
Mẫu đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn không có mẫu sẵn nên có thể tham khảo mẫu ở trên hoặc đánh máy/viết tay.
Tham khảo hướng dẫn cách viết đơn xin trình bày nguyện vọng của con dưới đây:
(1) Điền thông tin của con gồm: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, họ tên cha, mẹ, tên trường, lớp phải chính xác.
(2) Trình bày nguyện vọng của con.
Trường hợp cụ thể của gia đình, cháu bé sẽ trình bày nguyện vọng của mình: Muốn được ở với mẹ hay ở với bố.
Lưu ý: Mẫu đơn quý khách hàng có thể viết theo mẫu trên. Tuy nhiên, nội dung mẫu sẽ phải do cháu bé viết tay, không soạn sẵn.
Ví dụ: Con là con của bố… và mẹ …, từ trước đến nay gia đình con sống rất hạnh phúc nhưng gần đây cha mẹ thường xuyên cãi nhau và hiện cha mẹ không còn sống chung nhà. Con được biết là cha mẹ đã gửi đơn ly hôn ở Tòa án. Nếu cha mẹ con ly hôn, con xin được ở với mẹ vì mẹ luôn quan tâm, chăm sóc con.
(3) Cuối cùng cho con ký tên và có sự xác nhận của cha mẹ.
Cần lưu ý gì về việc lấy ý kiến của con khi cha mẹ ly hôn?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP quy định về giải quyết việc nuôi con khi ly hôn như sau:
Điều 6. Giải quyết việc nuôi con khi ly hôn quy định tại Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình
[...]
2. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên quy định tại khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân và gia đình và khoản 3 Điều 208 của Bộ luật Tố tụng dân sự phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình;
b) Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con;
c) Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con.
[...]
Như vậy, việc lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ 07 tuổi trở lên quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và khoản 3 Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình;
- Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con;
- Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con.
Sau khi ly hôn có được quyền ngăn cản đối phương đến thăm con không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
[...]
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, sau khi ly hôn không được quyền ngăn cản đối phương đến thăm con được quy định cụ thể:
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Lưu ý: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ly hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Dự kiến Nghị quyết của HĐND xã, Quyết định của UBND xã không còn là văn bản quy phạm pháp luật?
- Những người nào có thể đăng ký thường trú cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp?