Mẫu sổ tiếp công dân mới nhất hiện nay?
Mẫu sổ tiếp công dân mới nhất hiện nay?
Mẫu sổ tiếp công dân được dùng để ghi chép lại việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Mẫu sổ tiếp công dân hiện nay được sử dụng mẫu số 03 được ban hành kèm theo Thông tư 04/2021/TT-TTCP.
Mẫu sổ tiếp công dân như sau:
Tải Mẫu sổ tiếp công dân mới nhất hiện nay tại đây. Tải về.
Mẫu sổ tiếp công dân mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Người tiếp công dân có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Tiếp công dân 2013, người tiếp công dân có trách nhiệm như sau:
Thứ nhất: Phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định khi tiếp công dân.
Thứ hai: Có trách nhiệm yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
Thứ ba: Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
Thứ tư: Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
Hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
Thứ năm: Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
Thứ sáu: Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm;
Trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân 2013, người tiếp công dân được từ chối tiếp công dân trong trường hợp như sau:
- Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
- Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi tiếp công dân.
- Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài.
- Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tiếp dân, việc phân loại chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26 Luật Tiếp công dân 2013, việc phân loại chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong quá trình tiếp dân được quy định như sau:
Trường hợp | Phân loại, chuyển nội dung khiếu nại tố cáo |
(1) Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị và đủ điều kiện thụ lý | Người tiếp công dân tiếp nhận thông tin, tài liệu, chứng cứ kèm theo, đồng thời báo cáo với người có thẩm quyền thụ lý. |
(2) Trường hợp khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị | Người tiếp dân thực hiện hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền để khiếu nại, tố cáo. |
(3) Trường hợp khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới mà chưa được giải quyết | Người tiếp công dân báo cáo người có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết. |
(4) Trường hợp khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật | Người tiếp công dân giải thích, hướng dẫn để người đến khiếu nại, tố cáo chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo và yêu cầu công dân chấm dứt việc khiếu nại, tố cáo. |
(5) Trường hợp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo không do người khiếu nại, người tố cáo trực tiếp chuyển đến | Người tiếp dân thực hiện việc phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. |
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Cựu chiến binh nào được hưởng bảo hiểm y tế 100% chi phí khám chữa bệnh?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?