Tra cứu hỏi đáp quân nhân

Hỏi đáp pháp luật Chế độ đối với quân nhân đi hợp tác lao động về nước 14:57 | 12/09/2016

Ông Đỗ Duy Bằng (tỉnh Nam Định) nhập ngũ tháng 8/1985 tại Sư đoàn 345, sau đó đơn vị giải thể, sáp nhập với Sư đoàn 357 đóng tại tỉnh Phú Thọ. Tháng 4/1989 ông Bằng được đơn vị cử đi lao động xuất khẩu tại Liên Xô (cũ), tuy nhiên trước khi đi xuất khẩu lao động, đơn vị chưa làm thủ tục ra quân cho ông. Sau khi về nước, ông Bằng đã liên hệ nhiều nơi nhưng chưa nhận được hồ sơ xuất ngũ và các chế độ trong thời gian lao động hợp tác tại Liên Xô (cũ). Ông Bằng đề nghị cho biết ông cần liên hệ với cơ quan nào để nhận lại hồ sơ xuất ngũ và làm thủ tục hưởng chế độ theo quy định?

Hỏi đáp pháp luật Chính sách với quân nhân tham gia kháng chiến 14:57 | 12/09/2016

Bà Cao Thị Nhiên (tỉnh Thái Bình) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp về việc hưởng chế độ chính sách theo quy định tại Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 và Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Bà Nhiên có thời gian 16 năm 4 tháng tham gia trong quân đội, trong đó có 3 năm 7 tháng là chiến sĩ, 12 năm 7 tháng là công nhân viên quốc phòng. Tuy nhiên, bà Nhiên chỉ được chi trả trợ cấp một lần đối với thời gian bà là chiến sĩ. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Nhiên hỏi: Thời gian bà là công nhân viên quốc phòng có được tính hưởng chế độ theo Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ không? Nếu không được hưởng chế độ theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg thì bà có thuộc đối tượng hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không?

Hỏi đáp pháp luật Chế độ đối với quân nhân đã phục viên 14:57 | 12/09/2016

Tôi nhập ngũ tháng 2/1975, đến 12/1990 thì chuyển ngành. Tháng 3/1993, vì điều kiện sức khỏe nên cơ quan cho nghỉ chế độ với tiền thanh toán lúc đó khoảng 1 triệu đồng. Từ đó đến nay tôi sống nhờ vào gia đình chứ bản thân không được hưởng chế độ nào của Nhà nước. Có một lần đọc báo tôi thấy những quân nhân nhập ngũ trước 1975 chưa được hưởng chế độ thì được hưởng trợ cấp. Vậy xin hỏi luật gia, trường hợp của tôi có được hưởng chế độ nào không? .

Hỏi đáp pháp luật Chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ 14:57 | 12/09/2016

Tôi là bệnh binh hạng 2, có thời gian công tác liên tục trong quân đội là 15 năm 7 tháng. Qua đọc báo NNVN ra ngày 2/6/2010, trong mục Luật sư của bạn về chế độ đối với người lao động đã hưởng chế độ một lần, có đoạn viết “đối với những người có đủ 15 năm công tác trong quân đội thì được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng”. Vậy, trường hợp của tôi có được chuyển từ chế độ bệnh binh sang chế độ hưu trí không? Nếu được thì tôi phải làm những thủ tục, hồ sơ như thế nào?

Hỏi đáp pháp luật Quy định về chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến 14:56 | 12/09/2016

Tôi nhập ngũ từ tháng 4/1974, sau đó chuyển ngành về Nông trường cà phê Phước Sơn từ tháng 4/1984. Theo giấy tờ thì tiền phục viên chuyển ngành của tôi được hưởng là 61 tháng, mỗi tháng 15.000 đồng nhưng Nông trường không trả, như vậy có đúng không? Hiện tại tôi đang công tác trong doanh nghiệp Nhà nước, có đóng BHXH. Vậy tôi có được hưởng chế độ theo Quyết định 142 hay không. Nếu được thì hỏi ở đâu, xin luật sư tư vấn.

Hỏi đáp pháp luật Chế độ đối với quân nhân kháng chiến chống Mỹ phục viên, xuất ngũ 14:56 | 12/09/2016

Tôi tham gia quân đội được 14 năm 2 tháng sau đó phục viên về địa phương. Thời gian tham gia chống Mỹ cứu nước là 10 năm và 4 năm 2 tháng sau ngày giải phóng. Khi tôi về phục viên chỉ nhận chế độ phục viên và từ đó đến nay không được hưởng chế độ gì. Tôi nghe bè bạn nói, trường hợp của tôi sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ đối với quân nhân phục viên, xuất ngũ. Nay xin luật sư nêu rõ về chế độ đãi ngộ này, quy định tại văn bản nào, đã được thực hiện chưa? Xin cảm ơn luật sư!

Hỏi đáp pháp luật Hướng dẫn tìm lại hồ sơ quân nhân 14:56 | 12/09/2016

Bà Lê Thị Hồng Tuấn (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) đề nghị được cơ quan chức năng giúp đỡ tìm lại hồ sơ của bố bà là ông Lê Hồng Châu, là bộ đội công tác tại một tiểu đoàn thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định. Theo phản ánh của bà Tuấn: Ông Lê Hồng Châu, bố bà Tuấn có biệt danh Lê Thanh Bình, sinh năm 1936; nguyên quán: Xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định; nghề nghiệp: Bộ đội; chức vụ: C viên trưởng. Trước đây ông Châu công tác ở trường Quân chính Quân khu 5 tại Đà Nẵng. Tháng 4/1979 ông Châu được cử đi học tại Quy Nhơn, nhưng gia đình không biết địa chỉ nơi ông học, chỉ biết số hiệu hòm thư. Tháng 10/1979 ông Châu về thăm nhà tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Không may ông Châu bị bệnh chết và được an táng tại quê. Sau khi ông Châu mất, vợ con ông Châu chỉ nhận được một bộ quân trang mới, một chứng minh quân nhân và một số giấy chứng nhận khen thưởng. Do hoàn cảnh khó khăn, gia đình ông Châu không có điều kiện tìm lại giấy tờ tùy thân của ông Châu ngay lúc đó. Nay gia đình bà Tuấn có nguyện vọng tìm lại hồ sơ của ông Lê Hồng Châu. Khi liên lạc với đơn vị công tác cũ của ông Châu, gia đình bà Tuấn được biết hồ sơ của ông Châu không ở đơn vị cũ và số hiệu hòm thư của một tiểu đoàn khác. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Tuấn mong muốn được cơ quan chức năng giúp đỡ tìm lại hồ sơ của bố bà.

Hỏi đáp pháp luật Giải quyết chuyển ngành cho Quân nhân chuyên nghiệp 14:56 | 12/09/2016

Hiện nay cơ quan tôi có đồng chí Quân nhân chuyên nghiệp đã công tác được 27 năm thuộc diện đang nghỉ chờ hưu, nay được cơ quan khác tiếp nhận vào công tác tiếp tục tham gia BHXHG./ Vậy cho hỏi đồng chí đó có được chuyển ngành hay không? và nếu không được chuyển ngành thì quy đinhj tại văn bản nào?

Hỏi đáp pháp luật Đối tượng và chế độ BHXH đối với quân nhân 14:56 | 12/09/2016

Những đối tượng thuộc diện nào được thực hiện BHXH bắt buộc theo quy định riêng đối với quân nhân, công an nhân dân? Có phải mọi đối tượng theo quy định đều được tham gia và thụ hưởng tất cả các chế độ BHXH (như hưu trí, tử tuất, thai sản, ốm đau…) không?

Hỏi đáp pháp luật Quân nhân lấy vợ có người nhà có tiền án có được không và ảnh hưởng như thế nào? 14:55 | 12/09/2016

Em được gia đình định hướng đi vào quân đội, nhưng không phải chính quy học đại học của quân đội mà học đại học ngoài rồi chuyển chuyên nghiệp quân đội. Và em có yêu 1 cô gái gia đình hoàn toàn 0 có vấn đề gì với cách mạng và cô ấy cũng là giáo viên thôi. Nhưng có điều bố cô ấy có vướng phải 1 tiền án tiền sự (chỉ là chốn nợ thôi nhưng cũng bị đi tù mấy tháng đó) em hỏi ý kiến gia đình thị bị phản đối quá em chưa biết giải thích sao nên muốn LS tư vấn cho em với là có lấy được không và lấy thì ảnh hưởng như thế nào! Cám ơn luật sư rất nhiều!

Hỏi đáp pháp luật Trợ cấp đối với quân nhân 14:54 | 12/09/2016

Bố tôi tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, trong đó có thời gian tham gia làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia. Nay xin nhờ luật gia cho biết những quy định của Nhà nước về cách tính thời gian hưởng chế độ và chế độ trợ cấp đối với quân nhân như bố tôi.

Hỏi đáp pháp luật Trợ cấp với quân nhân phục viên 14:53 | 12/09/2016

Tôi tham gia kháng chiến chống Mỹ, có 18 năm công tác trong quân đội, hiện đang hưởng trợ cấp theo Quyết định 142 của Chính phủ. Từ tháng 5/2011, tôi đã được tăng trợ cấp mới nhưng cụ thể theo văn bản nào của Nhà nước thì tôi chưa rõ nên mong luật gia giải thích. Ngoài ra, tôi còn bạn bè, đồng đội có thời gian công tác khác nhau cũng rất muốn biết những quy định của Nhà nước về chế độ đối với quân nhân phục viên, xuất ngũ như chúng tôi.

Hỏi đáp pháp luật Làm giả giấy tờ quân nhân 14:50 | 12/09/2016

Kính chào luật sư tư vấn! Tôi đang công tác tại quận Tân Bình. Trước tết, ba tôi bị công an Thị xã Long Khánh Đồng Nai đọc lệnh khám xét và tạm giam 03 tháng vì có người kiện ba tôi làm giấy tờ quân nhân giả để lừa lấy tiền. Thời gian này ba tôi đang làm chủ tịch cựu chiến binh một xã của thị xã Long Khánh và có chơi thân với ông A và có cùng ông A làm một số giấy tờ có liên quan đến việc trợ cấp nhà nước cho những người đã từng tham gia chiến đấu trong thời gian trước. Ông A có nhờ ba tôi viết 5 quyết định  đó cho 5 người mà ông A nhận lời giúp, không biết ông A đã nhận của 5 người kia bao nhiêu tiền nhưng được biết ba tôi chỉ giúp viết 05 tờ quyết định đó và được mời đi uống nước, không có bất cứ giấy tờ biên nhận gì. Bên công an họ giám định chữ viết thì đúng là chữ viết của ba tôi, nhưng con dấu và chữ ký thì không phải. Do khi ông A làm thủ tục cho 05 người đó thì không được nên 05 người đó đến đòi tiền nhà ông A, vợ ông A vì thấy bị đòi nhiều tiền nên quay sang kiện ba tôi nói là ba tôi phải trả tiền cho bọn họ. Công an chỉ giám định và có chứng cớ về phần chữ viết còn tiên bạc hay con dẫu chữ ký thì khong tìm được. Cũng xin nói thêm, trong thời gian bố tôi bị tạm giam thì ông A đã chết do bị ung thư giai đoạn cuối nên tội trạng của ông này không được truy cứu.  Xin cho hỏi, với tình hình như thế này, ba tôi có bị khép tội không! Rất mong quý luật sư có thể tư vấn giúp tôi trường hợp này. Cám ơn rất nhiều!

Hỏi đáp pháp luật Trường hợp quân nhân tham gia kháng chiến được hưởng trợ cấp 14:17 | 12/09/2016

Ông Nguyễn Mạnh Hùng (xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội) là cựu chiến binh, nhập ngũ tháng 12/1972. Tháng 3/1989 ông Hùng được cử đi hợp tác lao động tại Liên Xô (cũ), hoàn thành nhiệm vụ trở về nước đúng hạn. Nay, Ông Hùng muốn được biết: Trường hợp của ông có được hưởng chế độ theo Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30/1/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30/4/1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ không?

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào