Ông nội tôi mất từ lâu, mười mấy năm sau bà nội mới xin được đất của nhà nước. Vậy cho tôi hỏi mảnh đất đó có phải tài sản riêng của bà nội không?
Ông nội tôi mất từ lâu, mười mấy năm sau bà nội mới xin được đất của nhà nước. Vậy cho tôi hỏi mảnh đất đó có phải tài sản riêng của bà nội không?
Bà nội tôi nay đã già yếu, không đọc và không ký được nên muốn ủy quyền cho tôi lập di chúc để định đoạt tài sản của bà sau khi chết có được không?
Chào luật sư, xin a có thể tư vấn giúp em được không ạ? Em là sinh viên vừa ra truờng, chưa kết hôn. Bố e trong quá trình kinh doanh thua lỗ, đã nợ nhiều nguời với số tiền 5 tỷ đồng. Hiện nay bố e có các tài sản là: - Có tên cùng với mẹ em trong 1 Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất. - Đứng tên chủ sở hữu 1 ô tô Toyota. Theo luật thì tất cả các tài sản đứng tên bố e sẽ bị tịch thu, quy đổi để trả nợ khi những chủ nợ khởi kiện. Nhưng những tài sản mà bố mẹ e có, không đủ số tiền 5 tỷ đồng nêu trên. Nếu bố mẹ e thống nhất để em đứng tên trong Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất, chuyển tên em thành chủ sở hữu chiếc xe ô tô Toyota TRUỚC khi những chủ nợ khởi kiện bố e, thì có hợp pháp không? Khi những chủ nợ khởi kiện, họ có quyền gì để bắt em bồi thuờng cho họ nếu như em đã đứng tên hết các tài sản của bố mẹ ? Em xin cảm ơn luật sư ạ.
Gia đình tôi hiện đang tranh chấp khối tài sản thừa kế được Tòa án nhân dân tối cao tuyên tại bản án dân sự số 44, ngày 3-7-1976. (có file đính kèm). Tôi xin phép được hỏi luật sư một số câu hỏi như sau: 1. Tính hiệu lực của bản án trên còn không? 2. Nếu Bản án hết hiệu lực thi hành án, mà các bên không thỏa thuận được về tỷ lệ chia thừa kế thì tài sản đó có được phép bán không? (Cho dù là bán một phần). 3. Một trong những người thừa kế hợp pháp có tên trong bản án có được phép khởi kiện ra tòa án nếu có sự việc: một hoặc một số người thừa kế khác tự ý bán một phần hoặc toàn bộ khối tài sản thừa kế khi đang còn tranh chấp, hoặc không được ít nhất một trong số tất cả các người thừa kế hợp pháp đồng ý. Kính mong Luật sư xem xét bản án đính kèm theo và trả lời giúp các câu hỏi trên! Xin trân trọng cảm ơn!
Tôi năm nay 24t. ông bà tôi sinh dc 9 người con.ba tôi là con út.trước năm 2003 ông nôi tôi chuyển quyền sử dụng đất cho ba tôi để canh tác.đến năm 2003 ông tôi mất và không có để lại di chúc.và trong khoảng thời gian đó ba tôi vẫn canh tác trên thửa đất trên.đến 2006 thì bà nội tôi mất và cũng không để lại di chúc.trong khoảng thời gian này ba tôi vẫn canh tác và cải tạo nó.đến 2010 thì ba tôi qua đời cũng không để lại di chúc.lúc này quyền sử dụng đất là ba tôi đứng tên.khoảng thời gian sau tôi nhận được giấy thừa kế của nhà nước công nhận.1 căn nhà cho mẹ tôi đứng tên và hơn 4000m2 đất do tôi đứng tên.đến 2014 tôi có như cầu bán 4000m2 đất trên vì lý do công việc. thì các người con thứ đòi phần tài sản của mình. lưu ý( trước khi bà tôi mất có chia cho các con thứ 1 khoảng tiền và khoảng tiền đó tương đương với giá đất hiện đó nhưng chỉ có người trong gia đình biết và chỉ bằng miệng thôi) . Vây kính thưa luật sư nếu các người con thứ kiên tôi ra tòa án thì tôi có phải chia số tài sản đó cho họ không?
Gia đình tôi có 7 anh chị em 6 nữ và 1 nam. Khi bố mẹ tôi qua đời không để lại di chúc, do em trai tôi thường xuyên đánh đập người chị cả (chưa có chồng) nên chúng tôi đã kiện và đề nghị chia đám đất do bố mẹ để lại, nay chúng tôi muốn chia đám đất mà bố mẹ tôi để lại làm 7 phần nhưng trước đó em trai tôi đã xây một căn nhà ở giữa đám đất do bố mẹ tôi để lại mà không được sự đồng ý của mọi người. Vậy tôi muốn hỏi việc chia tài sản sẽ được giải quyết như thế nào? Và chúng tôi có phải bồi thường ngôi nhà không nếu có thì bồi thường thế nào?
Nhà tôi có 5 anh em, năm 2006 bố mẹ tôi mất để lại hai căn nhà đều không có sổ đỏ và không có di chúc. Hiện nay 1 căn nhà người anh cả đã tự ý làm sổ đỏ để ở nhưng chưa hỏi ý kiến anh em, 1 căn còn lại người em út chiếm lấy nhưng chưa làm sổ đỏ. Vậy tôi xin hỏi trong trường hợp này anh em còn lại chúng tôi có được giải quyết chia phần tài sản của bố mẹ để lại hay không? Và làm cách nào có thể chứng minh được căn nhà người anh cả đã làm sổ đỏ là của ba mẹ tôi trước khi mất.
Bố tôi là người hoạt động trước cách mạng tháng tám, được hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công, được Nhà nước cấp đất và tiền để xây dựng căn nhà nay tôi là con trưởng ở, nơi này cũng là nơi thờ tự khi bố mẹ chết. Nay trong gia đình xẩy ra việc tranh chấp tài sản, anh em tôi đã thoả thuận nhưng không được nên đành nhờ Toà án giải quyết. Trong trường hợp này thì Toà án giải quyết như thế nào, mong luật gia tư vấn.
Cha tôi là người có công với cách mạng. Sau khi ông mất, Nhà nước cấp cho ông một căn nhà và vợ sau của ông đứng tên căn nhà. Xin hỏi căn nhà này có phải là tài sản chung của ông với người vợ sau hay không? Chúng tôi là con của ông với người vợ trước có được hưởng thừa kế căn nhà? Có thể kiện để chia tài sản hay không? Hoàng Thị Thanh H. (Q.10, TP.HCM)
1. Ngày 31/5/2011 Công ty tôi mua tài sản cố định (nhà làm việc) của 1 công ty. Hai bên đã làm hợp đồng, biên bản bàn giao, Công ty Bán đã xuất hóa đơn GTGT cho cty tôi. Bên cty tôi đã báo cáo thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của TSCĐ. Tuy nhiên phần đất gắn liền với tài sản đó đến nay vẫn đứng tên công ty bán . Chứ cty tôi chưa thuê đất. Vậy bên tôi báo cáo thuế khấu trừ là đúng hay sai ạ. Phần khấu hao không được tính vào chi phí hợp lý đúng không ạ. 2. Ngoài tài sản trên ra Công ty tôi còn mua tài sản là một công trình xây dựng đã hoàn thành trị giá 10 tỷ. Hai bên làm hợp đồng mua bán và thủ tục bàn giao đầy đủ, Bên bán đã xuất hóa đơn GTGT vào ngày 05/6/2011, công ty tôi đã báo cáo thuế GTGT được khấu trừ nhưng đến nay vẫn chưa thanh toán tiền. Công trình xây dựng này thuộc dự án BOT được UBND tỉnh phê duyệt cho bên bán. Theo tôi được biết nếu đã là dự án BOT thì không được xuất bán. Ban tư vấn cho tôi hỏi hoạt động mua bán này có hợp lý không?
Bố và mẹ em kết hôn năm 1945. có 3 người con là em (20 tuổi), và 2 người em của em gồm duyên (18 tuổi), hạnh( 17 tuổi). bố và mẹ e li thân năm 1951. trong lúc đó bố em sống với người phụ nữ tên Hằng và sinh ra 1 đứa con là khánh vào năm 2002. Năm 2012, bố em mất, trước lúc ra đi ông có lập di chúc với nội dung: chia cho em, Duyên và Hạnh 1/3 tài sản. bà Hằng và bà nội của em 1/3 tài sản. riêng Khánh là 1/3 tài sản. trong khi đó bố và mẹ em có số tài sản chung là 1,8 tỉ đồng. mong luật sư tư vấn giúp em cách phân chia số tài sản trên.
Gia đình tôi có sáu anh em. Bố tôi qua đời từ năm 2001. Hiện tại trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) vẫn còn tên bố tôi và mẹ tôi là người được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tức là bố tôi và mẹ tôi là người sử dụng mảnh đất đó. Cho tôi hỏi bây giờ, tức là năm 2015, mẹ tôi có được toàn quyền chia đất này cho các con được không? Hay là tất cả anh em chúng tôi phải làm văn bản từ chối nhận tài sản, giao hết lại tài sản cho mẹ tôi để mẹ tôi chia lại cho các con? Nhờ Luật sư tư vấn hộ tôi với.
Xử lý tài sản của người bị mất tích. Quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ được thực hiện ra sao khi chủ thể hợp đồng mất tích?
Xin chào luật sư ! Bố mẹ tôi có 3 người con. Năm 2007 bố toi mất. Trong số tài sản bố mẹ toi để lại có 1 mảnh đất do mẹ toi là người duy nhất đứng tên trong gáy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện mẹ toi có nguyện vọng làm thừa kế mảnh đất tài sản do mẹ tôi đứng tên cho tôi là con trai cả. Vậy tôi muốn luật sư tư vấn về thủ tục lam thừa kế. Và trong truong hợp 1 trong 2 em tôi ko đồng ý thì mẹ tôi có thể thực hiện được việc thừa kế tài sản cho tôi không ? Tôi xin chan thành cảm ơn !
Em có người bạn, vừa được nhận tài sản thừa kế từ cha mẹ của bạn ấy. Sau đó một thời gian thì vợ bạn ấy đòi ly hôn. Vậy trong trường hợp này, nếu ly hôn thì phần tài sản thừa kế mà bạn ấy nhận từ cha mẹ mình sẽ được phân chia ra sao sau khi ly hôn? Xin luật sư tư vấn giúp bạn em ạ. Em xin chân thành cám ơn Luật sư.
Có sổ đất K đều do ông Y đứng tên và đc Y vay NH từ năm 2002 sau khi chết thì con cái Y tức a,b,c đc chia đều nhau bằng miệng, cũng có giấy chia và đc cô chú bác trong dòng họ đã ký việc chia lô K đó. Sau đó nhiều năm(lần 1) ko để ý thì gđ c đã tự đi rút sổ K của Y(m ko biết sao gđ c rút đc từ NH trong khi ông Y đã chết rồi) rồi đi tiếp tục đi vay của tôi tiền lớn hơn. Khi rút sổ K là gđ c tự ý lén rút ko cho gđ a,b biết. Sau đó biết chuyện gđ a,b cũng ko biết làm gì hơn. Lần 2 tức vây giờ, gđ c tiếp tục như lần 1(đc tin từ 1 a tay chân NH cho biết) là gđ c đang đi rút từ NH cũ chạy chọt đi vay tiếp số tiền lớn hơn nữa. H gđ a,b hoang mang, giờ m cần luật sư tư vấn là làm cách nào tạm thời muốn NH hay bộ môi trường biết là lô K đang tranh chấp và ko ký hay công chứng bất bất cứ giấy tờ trong lô K này. Anh/chị giúp mình xử lý như nào với ạ Cảm ơn nhiều ạ.
Gia đình tôi có 9 người, bố mẹ tôi đều đã mất, không để lại di chúc, tài sản để lại là 1 căn nhà nhưng do chị tôi đứng tên. Trong nhà ai cũng biết đó là tài sản của bố mẹ. Xin được hỏi tài sản đó nếu chia thừa kế theo pháp luật có được không?
Mẹ tôi có một căn nhà, khi mẹ tôi mất không để lại di chúc. Sáu anh em tôi đã làm một giấy ủy quyền cho một người em đứng tên để làm giấy tờ hợp thức hóa nhà đất. Sau đó người em này tự ý bán căn nhà trên và chỉ thỏa thuận chia tiền nhà với một người em khác còn 4 người khác thì không hề hay biết. Vậy trong trường hợp trên chúng tôi có thể đòi lại quyền lợi cho 4 người còn lại không? Xin cảm ơn
Năm 2010 mẹ tôi dùng nhà đất để thế chấp ngân hàng. Ngân hàng yêu cầu 3 anh em tôi ký vào giấy ủy quyền cho mẹ tôi toàn quyền thế chấp tài sản do bố tôi đã mất để lại (Bố tôi không để lại di chúc). Một người em còn nhỏ nên không ký cam kết. Việc thế chấp tài sản không biết có công chứng hay không nhưng khi ký cam kết ủy quyền thì không có công chứng. Nay, ngân hàng khởi kiện mẹ tôi thu hồi nợ và Tòa án có yêu cầu mẹ tôi là bảo tất cả 4 anh em tôi làm lại giấy ủy quyền. Hỏi: Giấy ủy quyền trên có pháp lý, hiệu lực không? Nếu chúng tôi không làm lại giấy ủy quyền cho mẹ tôi để lên tòa giải quyết thì chúng tôi có bị liên quan gì không? Chúng tôi có thể giữ lại được tài sản mà bố tôi để lại hay không?