Tra cứu hỏi đáp phiên tòa

Hỏi đáp pháp luật Vắng kiểm sát viên, phải hoãn phiên toà? 09:48 | 05/09/2016
(PLO)- Khi kiểm sát viên được phân công tham gia phiên toà vắng mặt mà không có kiểm sát viên dự khuyết thì phải hoãn phiên toà. Tôi kiện quyết định hành chính của UBND xã ra toà. Ngày toà án huyện mở phiên toà thì vị đại diện viện kiểm sát huyện vắng mặt nên toà hoãn xử. Tôi kiện uỷ ban mà đại diện uỷ ban có mặt thì toà phải xử chứ? Trần Văn Khoẻ (lylyhuong_dautay@yahoo.com)
Hỏi đáp pháp luật Người xét xử quen với bị đơn trong phiên tòa 10:17 | 01/09/2016

Năm 1991, gia đình tôi có thuê ruộng của ông Sáu với thời hạn 5 năm cho 2 mảnh 40 sào và 48 sào. Sau khi canh tác được 4 năm thì nhà ông Sáu cần tiền quyết định bán 1 mảnh 48 sào và gia đình tôi đã mua nó, sang tên và canh tác đến hiện nay. Do ruộng nhà tôi là ở gần nhất trong các dãi ruộng so với con kênh. Cách con kênh khoảng 100m ( đường trên 1.5m). Vì vậy, nhà tôi quyết định đào 1 đường ống âm từ ngoài kênh vào tới ruộng trên con đường đi đã hơn 10 năm nay để bơm nước vào ruộng. Các hộ gia đình khác vì ở xa so với con kênh nên đã xin nhà tôi 1 con mương để dẫn nước vào ruộng họ. Gia đình tôi đã đồng ý cho họ 1 con mương gần 1m và sử dụng hoàn toàn miễn phí vì nhà tôi sẽ chịu trách nhiệm bơm nước vào ruộng họ. Con mương được đào dọc theo con đường đi của chiều dài mảnh ruộng. Giáp con mương đó có một nửa ruộng tiếp giáp với ruộng nhà ông Thương bằng con đường 0.5m. Một nửa ruộng còn lại tiếp giáp với 2 hộ dân là đất thổ cư với con đường từ 1m ( 1/3 của đoạn này là nhà ông Dũng ) và đến 1.2m (2/3 của đoạn này là nhà của ông Bình) ( mới vừa đo thực tế). Vì con mương dẫn nước cho bà con hơi cạn nên mọi người sợ bơm nước sẽ lâu đầy ruộng nên nói nhà tôi là kêu máy cạp tới cạp cho mương sâu 1 chút để dẫn nước. Con đường chưa được trãi nhựa mà chỉ mới đổ đá xanh từ kênh vào đến đầu ruộng nhà tôi, khúc còn lại từ nhà ông Dũng đến ông Bình được trãi nhựa 0.5m. Trước đây từng xin ý kiến nhà tôi, nhà tôi đồng ý cho trãi nhưng có yêu cầu phải chừa lại khoang 10cm để tránh sau này mưa lâu dần sẽ hư con đường. Ông Bình có nói cho xin đổ nhựa sát qua phí con mương nhà tôi vì nhà họ trong hàng rào lâu năm đã de ra gần hết con đường nhưng vì nhà tôi không đi lại trên con đường đó mà chỉ khi nào đi thăm nom ruộng mới đặt chân lên đó nên cũng không quan tâm mấy. ( Lúc thời chúng tôi còn đi học thì từ năm 1991 đến 2003 tụi nhỏ xóm tôi và kể cả tôi đều đi qua con đường này nhưng sau này chúng tôi có đường ngoài kênh rộng hơn nên quyết định không đi con đường này cách nay gần 10 năm). Cũng xin nói thêm, nhiều năm trước nhà ông Dũng chặt hàng rào và xây lại hàng rào lấn ra con đường trên khúc đất nhà ông ra khoảng 10cm , mọi người ai cũng thấy nhưng không thèm quan tâm và nói gì vì cũng chẳng ảnh hưởng quyền lợi của ai. Mọi người đi ra con đường này chủ yếu cũng chỉ để thăm ruộng. Mà đặc điểm những dãi ruộng phía sau nhà tôi lại toàn là của nhà của bà con tôi trừ vài nhà không bà con nhưng cũng là lối xóm với nhau. Bây giờ nhà ông Bình quyết định xây con đường nhựa 1.5 cho bằng với khúc ngoài sông đi vào tới nhà ông Bình. Lần thứ 1, nhà ông Bình kiện gia đình tôi với lý do trời mưa và cạp đất làm sạt lỡ con đường nhưng gia đình tôi không cho bồi đất lên con đường sát với con mương. Tổ trưởng đã mời 2 bên gia đình và những người sống gần đó với tư cách hòa giải. Gia đình tôi có đồng ý với tổ trưởng là nếu con đường sạt lỡ đến đâu nhà tôi sẽ cho bồi với điều kiện như hiện trạng ban đầu của con đường. Lần thứ 2, nhà ông Bình liên kết nhà ông Dũng thưa nhà tôi với lý do con đường đó trước đây giáp với ruộng nhà tôi là 1.5m. Vì nhà tôi làm con mương và mưa sạt lỡ nên bây giờ nhà tôi phải bồi đất lên cho đủ 1.5m con đường để họ xây đường đi cho họ ( tức bảo nhà tôi đã chiếm hơn 30cm ). Nhà tôi nhất quyết không đồng ý và vẫn như ý kiến của lần 1 chỉ cho bồi khi trời mưa làm sạt lỡ con đường. Và trên xã cũng thống nhất ý kiến nhưng 2 gia đình họ không đồng ý vì cho rằng nhà tôi có quen biết nhiều người trên xã ( quen biết là 1 chuyện nhưng nhà tôi chưa bao giờ nghĩ là họ sẽ thiên vị với nhà tôi mà họ chỉ căn cứ vào pháp lý để xử) nên không đồng ý cách xử của xã vì gia đình ông Bình có đưa ra sổ đất bảo trên giáy tờ của nhà họ có con đường 1.5m. Lần thứ 3 họ kiện lên huyện yêu cầu xử lại. Bây giờ đang chờ huyện giải quyết. Ông Bình yêu cầu người của huyện sẽ đo đạc ruộng đất và họ chỉ định những người làm chứng. Xung quanh đó chỉ toàn là bà con nhà tôi nên họ yêu cầu 1 nhà ( không chơi với ai ngoài xã hội và dĩ nhiên là kể cả với nhà tôi nhưng cũng có đôi khi đi lại trên con đường đó) và 1 số người ở rất xa con đường, thậm chí chưa từng đặt chân lên con đường đó để làm chứng nhưng lại có qua lại với nhà họ. Vậy cho tôi hỏi: 1/ Nếu huyện mở ra phiên tòa nhưng có những người xét xử có quen biết ( không phải là bà con dòng họ ) với nhà ông Bình thì liệu xử có công bằng không vì nhà ông Bình có quen biết nên mới yêu cầu huyện xử? Mình có được quyền yêu cầu thay người xét xử không? 2/ Người làm chứng do họ chỉ định liệu họ có nhờ vả gì đó trong khi ra tòa khai thì nhà tôi sẽ thua kiện hay sao? 3/ Tại sao trên bản vẽ đất ruộng nhà tôi không thể hiện con đường giáp ranh đó mà nhà ông Bình có để giáp ranh con đường đó. 4/ Tất cả ruộng ở khu tôi là do xa quản lý và cấp giấy tờ, tại sao duy chỉ có nhà ông Bình giấy tờ đó lại do huyện cấp? 5/ Tại sao họ muốn làm đường rộng ra để nhà họ đi mà họ không dùng khoảng đất trống mà họ đã xây hàng rào dâm bụt đó mà lại yêu cầu nhà tôi bồi đất lên cho họ xây đường trong khi 1 nhà đã xây lại hàng dâm bụt lấn ra 10cm đó. Và nhà còn lại thì để hàng dâm bụt và bụi gai nhà tràn ra đường đi như thế? 6/ Năm 1992, dưới tôi được vô điện. Lúc bấy giờ cha tôi là tổ trưởng đồng thời cũng đang mướn ruộng nhà ông Sáu nên nhà ông Dũng và ông Bình có xin cấm 1 cây cột điện dưới ruộng nhà tôi ( vì lúc đó nhà tôi đang canh tác nên chỉ hỏi xin nhà tôi). Vì lúc đó không phải ruộng nhà của nhà tôi nên cha tôi vẫn cho cấm cột điện xuống. Bây giờ nhà tôi với lý do cột điện để dưới nước sẽ nguy hiểm đến con người nếu lỡ nhà tôi đang làm ruộng mà dây điện đứt rớt xuống giật chết người ai sẽ chịu trách nhiệm? Nếu trong lần xử thứ 3 nhà tôi yêu cầu bứng cột điện lên đất nhà 2 hộ đó có được không? Tại sao họ có đất, họ không cấm cột điện lên đất họ mà họ lại cấm xuống ruộng nhà tôi? Họ có nói chuyền với nhau rằng nhà tôi có yêu cầu họ cũng sẽ không đem lên thì làm gì họ? Mặt khác họ nói nếu cột điện của họ mà bứng lên thì nhà ông Dũng sẽ không cho nhà tôi bơm nước trên đường ống âm mà trước đây nhà tôi đã phải xin âm ống trên những nhà có ranh giới là con đường đó và họ đã đồng ý vì con đường đó là của chung xã hội và đường ống đó không nằm trên khúc đường nhà ông Dũng. 7/ Nhà tôi không sợ việc đo đạc ruộng đất có dư hay không mà nhà tôi chỉ sợ người ta đổi trắng thay đen xử gia đình tôi thua thì sao vì căn cứ trên giấy tờ nhà ông Bình có con đường 1.5m đó? Vậy gia đình tôi phải làm sao?

Hỏi đáp pháp luật Hoãn phiên toà phúc thẩm 16:40 | 31/08/2016
Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự vắng mặt do bị bệnh nặng. Tòa phúc thẩm ra quyết định hoãn phiên tòa. Quyết định này là đúng hay sai?
Hỏi đáp pháp luật Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm được pháp luật quy định ra sao? 14:49 | 31/08/2016
Tại phiên tòa giám đốc thẩm, nếu tỷ lệ biểu quyết tán thành phương án xét xử của Ủy ban Thẩm phán Toà án cấp tỉnh, Hội đồng giám đốc thẩm Toà hành chính Toà án nhân dân tối cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao mà không được quá nửa tổng số thành viên chấp nhận thì phải xử lý như thế nào? Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm được pháp luật quy định ra sao?
Hỏi đáp pháp luật Phiên tòa xử tội cướp tài sản 10:59 | 31/08/2016

Chào vp luật sư.       Chiều ngày 19-09-2011 Toà án nhân dân thành phố Thanh Hoá đã xét xử tôi tội cướp tài sản, phiên toà kéo dài đến hơn 18h cùng ngày mà chưa xong phần tranh luận, nên đã kéo dài sang buổi sáng ngày 20-09-2011 thì kết thúc. Tại phiên toà sáng nay thẩm phán không cho chúng tôi được quyền nói với vị công tố Viện Kiểm Sát mà chuyển ngay sang phần nghị án, tôi không đồng ý với nội dung cáo trạng cũng không được nói khi tôi lên tiếng đòi quyền lợi bị cáo được quyền nói trước toà thì bị gạt đi, rồi toà cho rằng chúng tôi không khai báo thành khẩn tuyên phạt tôi 5 năm tù giam, thời gian kháng án là 15ngày.      Xin được hỏi luật sư:  -    Thứ nhất: theo luật trong phiên xử sáng nay bị cáo có được quyền tiếp tục tranh luận với công tố không, khi mà trong phiên xử chiều qua bị cáo cũng đã được tranh luận với công tố nhưng công tố trả lời chưa thoả đáng (bị cáo khai nhận hành vi dùng mũ bảo hiểm lia vào người anh Thuận phù hợp với chứng cứ cơ quan thu nhập được nên không trả lời nữa)?   -    Thứ hai: một phiên toà xét xử vụ án cướp tài sản mà không có mặt người bị hại, không có mặt nhân chứng để đối chất cùng các bị cáo (toà trả lời đã triệu tập nhưng nhân chứng và bị hại không có mặt), trong khi đó nhân chứng cho biết là chưa nhận được một thông tin triệu tập nào và sẵn sàng có mặt bất cứ lúc nào khi toà triệu tập. Nơi xảy ra vụ án và nhân chứng là chủ nhà cách toà án 500m.   -     Thứ ba: trong quá trình lấy cung chỉ có tôi và điều tra viên không có mặt đại diện Viện Kiểm Sát thì có chấp nhận được không? Tôi không ý thức được hết pháp luật khi bản cung của tôi khi kết thúc điều tra viên không gạch hết dòng, gạch trang mà chỉ bảo tôi ký xuống dưới, tôi suy nghĩ sự việc đơn giãn nên không thắc mắc gì mà chỉ ký cho xong. Bây giờ khi công tố đưa bản cung buộc tội tôi có nhiều vấn đề tôi không được biết và có thắc mắc trong bản cung đó nhưng cũng bị gạt phắt đi không được trả lời. Tôi muốn hỏi điều tra viên làm như vậy có đúng pháp luật không?       Tôi mong văn phòng luật sư cho tôi mẫu đơn, lời tư vấn rõ ràng về làm đơn kháng án và đơn khiếu nại như thế nào và xem bây giờ tôi phải và nên làm những gì?       Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hỏi đáp pháp luật Thủ tục, quy định thời gian mở phiên tòa xét sử do tai nạn giao thông 08:21 | 31/08/2016

Em muốn hỏi quy định thời gian, thủ tục để đưa ra xét sử một vụ tai nạn giao thông: Người nhà em bị tai nạn giao thông do gãy chân và phải phẫu thuật có kèm theo đinh chốt tủy, theo chỉ định của bác sỹ thì ít nhất là 18 tháng mới có thể tiểu phẫu để rút đinh. Vậy trong thời gian chấn thương chưa bình phục hoàn toàn, cơ thể còn phải có hỗ trợ bằng dụng cụ y tế, trong thời gian này người nhà em có nhất thiết phải ra tòa hay không? Quy định thời gian khởi tố một vụ án do tai nạn giao thông là bao lâu? Em rất cám ơn Luật sư rất nhiều./.

Hỏi đáp pháp luật Xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà 18:03 | 30/08/2016
Toà án nhân dân tỉnh K đã gửi giấy triệu tập chị M - người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia phiên toà. Tuy nhiên, đúng vào ngày Toà án mở phiên toà thì chị M bị ốm không đến được. Chị có ý định nhờ người đại diện vì sợ hoãn phiên toà sẽ ảnh hưởng đến những người tham gia khác. Nhưng bác của chị nói chỉ cần gửi đơn đề nghị Toà án xét xử vắng mặt là được. Đề nghị cho biết trường hợp này thực hiện theo quy định nào ?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào