Người lao động là người khuyết tật được khám sức khỏe định kỳ mấy tháng một lần?

Người lao động là người khuyết tật được khám sức khỏe định kỳ mấy tháng một lần? Khi sử dụng người lao động là người khuyết tật, người sử dụng lao động phải đảm bảo những điều kiện gì?

Người lao động là người khuyết tật được khám sức khỏe định kỳ mấy tháng một lần?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:

Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
[...]

Theo quy định nêu trên, thì người lao động là người khuyết tật được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng một lần.

Người lao động là người khuyết tật được khám sức khỏe định kỳ mấy tháng một lần?

Người lao động là người khuyết tật được khám sức khỏe định kỳ mấy tháng một lần? (Hình từ Internet)

Khi sử dụng người lao động là người khuyết tật, người sử dụng lao động phải đảm bảo những điều kiện gì?

Căn cứ theo Điều 159 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sử dụng người lao động là người khuyết tật như sau:

Điều 159. Sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.
2. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động là người khuyết tật khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của họ.

Như vậy, khi sử dụng người lao động là người khuyết tật, người sử dụng lao động phải bảo đảm về điều kiện lao động, công cụ lao động, an toàn, vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khỏe định kỳ phù hợp với người lao động là người khuyết tật.

Nghiêm cấm những hành vi nào khi sử dụng lao động là người khuyết tật?

Căn cứ theo Điều 160 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật như sau:

Điều 160. Các hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng lao động là người khuyết tật
1. Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.
2. Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó

Như vậy, khi sử dụng lao động là người khuyết tật, người sử dụng lao động không được thực hiện những hành vi như sau:

- Sử dụng người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ trường hợp người lao động là người khuyết tật đồng ý.

- Sử dụng người lao động là người khuyết tật làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành mà không có sự đồng ý của người khuyết tật sau khi đã được người sử dụng lao động cung cấp đầy đủ thông tin về công việc đó

Khám sức khỏe
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám sức khỏe
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe mới nhất theo Thông tư 36/2024/TT-BYT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn ghi giấy khám sức khỏe lái xe mới nhất từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy khám sức khỏe lái xe mới nhất từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2025, hồ sơ khám sức khỏe người lái xe gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động là người khuyết tật được khám sức khỏe định kỳ mấy tháng một lần?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy khám sức khỏe theo Thông tư 32? Hồ sơ khám sức khỏe cho trẻ em gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Kết quả khám sức khỏe có bắt buộc phải thông báo cho người lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe mới nhất 2024 theo Thông tư 32?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, công ty có phải khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khám sức khỏe lái xe là khám những gì? Có được yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe lái xe không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám sức khỏe
Nguyễn Tuấn Kiệt
581 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào