Hoãn phiên toà phúc thẩm
Quyết định hoãn phiên tòa của tòa phúc thẩm trong trường hợp này là đúng với quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Tố tụng hành chính năm 2010. Theo đó, các trường hợp phải hoãn phiên toà bao gồm:
- Người phiên dịch vắng mặt mà không có người khác thay thế (khoản 2 Điều 135);
- Không có Thẩm phán dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử trong trường hợp có Thẩm phán vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án (khoản 3 Điều 193);
- Thư ký Toà án vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà mà không có người thay thế (khoản 4 Điều 193);
- Người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp được Toà án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà có người vắng mặt (khoản 1 Điều 195);
- Thành viên của Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký Toà án, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay;
- Người giám định bị thay đổi;
- Cần phải xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ bổ sung mà không thể thực hiện được ngay tại phiên toà.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Bình 2025?
- Mẫu giấy đi đường theo Thông tư 133?
- CBCCVC nghỉ hưu trước tuổi còn dưới 02 năm đến tuổi nghỉ hưu, hưởng chính sách thế nào?
- 03 bước thực hiện đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn theo QCVN 84:2024/BTNMT?
- Đáp án Tuần 2 Cuộc thi tìm hiểu văn hóa Quảng Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam trên Internet 2025?