Tòa nhà văn phòng quy mô 5 tầng có bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hay không?
- Tòa nhà văn phòng quy mô 5 tầng có bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hay không?
- Tòa nhà văn phòng quy mô 5 tầng thì mức phí tính bảo hiểm thì sẽ như thế nào?
- Mức phạt tiền đối với tòa nhà văn phòng quy mô 5 tầng thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Tòa nhà văn phòng quy mô 5 tầng có bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hay không?
Điều 23 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định tòa nhà văn phòng quy mô 5 tầng bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc như sau:
Điều 23. Đối tượng bảo hiểm
1. Đối tượng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, bao gồm:
a) Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết bị.
b) Các loại hàng hóa, vật tư (bao gồm cả nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm).
2. Đối tượng bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Theo đó tại Mục 2 Phụ lục 2 Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP có quy định về nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
Như vậy, tòa nhà văn phòng quy mô 5 tầng là đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ.
Lưu ý: Không chỉ là tòa nhà văn phòng mà toàn bộ tài sản gắn liền đến tòa nhà văn phòng đều thuộc đối tượng bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Tòa nhà văn phòng quy mô 5 tầng có bắt buộc phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hay không? (Hình từ Internet)
Tòa nhà văn phòng quy mô 5 tầng thì mức phí tính bảo hiểm thì sẽ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định tòa nhà văn phòng quy mô 5 tầng thì mức phí tính bảo hiểm như sau:
Điều 26. Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm
1. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục 2 và khoản 1 Mục 2 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định này.
Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm và xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân):
Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận. Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định này. Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) 75% tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
[...]
Như vậy, tòa nhà văn phòng quy mô 5 tầng thì mức phí tính bảo hiểm thì sẽ được tính như sau:
(1) Đối với cơ sở có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng
- Mức phí bảo hiểm được xác định bằng số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân (x) tỷ lệ phí bảo hiểm:
+ Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá, nhà hỗn hợp có hệ thống chữa cháy tự động (sprinkler): mức khấu trừ bảo hiểm loại M, tỷ lệ phí bảo hiểm/năm là 0,05%.
+ Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá nhà hỗn hợp không có hệ thống chữa chảy tự động (sprinkler): mức khấu trừ bảo hiểm loại M, tỷ lệ phí bảo hiểm/năm là 0,1%.
- Căn cứ vào mức độ rủi ro của từng cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏa thuận tỷ lệ phí bảo hiểm không thấp hơn tỷ lệ phí bảo hiểm:
- Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng hoặc giảm phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm.
- Trường hợp trong năm tài chính trước liền kề, đối tượng bảo hiểm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến số tiền chi bồi thường bảo hiểm gốc lớn hơn doanh thu phí bảo hiểm gốc của bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, trên cơ sở số liệu có xác nhận của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm
Xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập, khi tái tục hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm bảo đảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
(2) Đối với cơ sở có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên
- Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ bảo hiểm trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận.
- Doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài đứng đầu nhận tái bảo hiểm và doanh nghiệp, tổ chức bảo hiểm nước ngoài nhận tái bảo hiểm từ 10% tổng mức trách nhiệm của mỗi hợp đồng tái bảo hiểm phải đáp ứng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
- Trong mọi trường hợp, mức phí bảo hiểm không được thấp hơn mức phí bảo hiểm tương ứng với 1.000 tỷ đồng nhân (x) 75% tỷ lệ phí bảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục 1 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP.
Mức phạt tiền đối với tòa nhà văn phòng quy mô 5 tầng thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với tòa nhà văn phòng quy mô 5 tầng thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 49. Vi phạm quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đúng nguyên tắc, mức phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật;
b) Không cấp hoặc cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc mà không mua theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không trích nộp phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để đóng góp kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
[...]
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]
Như vậy, mức phạt tiền đối với tòa nhà văn phòng quy mô 5 tầng thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc mà không mua bị xử phạt vi phạm hành chính: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
*Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức có cùng vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?