Em kính chào Luật Sư. Luật sư vui lòng hỗ trợ em vấn đề sau ạ: Công ty em đăng ký GPKD mảng hoạt động là: Giáo dục nghề nghiệp và mảng ngành 7810 - hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm; ngành 7820 - cung ứng lao động tạm thời, 7830 - cung ứng và quản lý nguồn lao động... Dịch vụ bên em hiện đang cung cấp là: hỗ trợ tìm kiếm các ứng viên cho Doanh nghiệp có nhu cầu, nhận và sàng lọc CV, sau đó tiến hành test ứng viên và cuối cùng là gửi những hồ sơ ứng viên đạt cho khách hàng. Ngoài ra, bên em còn nhận cung cấp các ứng viên theo yêu cầu của Nhà tuyển dụng. (Em không thu bất cứ chi phí nào của người tìm việc, chỉ thu phí dịch vụ đối với các Doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng) Theo em được biết, 1 trong những điều kiện để có chức năng cung ứng lao động, giới thiệu việc làm là phải có ký quỹ tại Ngân hàng là 300 triệu đồng. Luật sư cho em hỏi, bên em thể có cách nào không phải ký quỹ hay không? Nếu bên em cung ứng dịch vụ dưới hình thức ký hợp đồng là 1 bộ phận nhân sự của chính công ty khách hàng có được không? (Tức là bên em là bộ phận nhân sự của công ty khách hàng, đăng tin tuyển dụng, sàng lọc, đánh giá CV nhận được của khách hàng...) Em chân thành cám ơn Luật Sư ạ!
Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay được phép kinh doanh dịch vụ cho Doanh nghiệp khác thuê lại lao động hay không? Việc kinh doanh dịch vụ cho thuê lại lao động cần những điều kiện gì?
Tôi có thắc mắc nhờ công ty luật Thái An giải đáp. Chúng tôi là công ty cổ phần có ký hợp đồng tư vấn nghiên cứu thị trường cho một công ty ở nước ngoài để công ty đó thâm nhập vào thị trường Việt Nam hoặc nước thứ ba. Đối tác nước ngoài sẽ thanh toán cho chúng tôi khoản tiền theo thoả thuận. Chúng tôi phải nộp những khoản thuế gì và mức thuế suất là bao nhiêu?
Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm trong việc sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ và lập, gửi thông báo và báo cáo cho cơ quan thuế như thế nào?
Dịch vụ nào phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt?
Dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là gì?
Dear Luật sư, Cho em hỏi chút về việc ký kết hợp đồng giữa cá nhân không có đăng ký kinh doanh với một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ. Liệu hợp đồng này có được xem là hợp đồng hợp lệ không ạ? - Nếu hợp đồng này là hợp lệ, vậy có cách nào để cá nhân đó có thể chứng minh giá trị và bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của mình đã được ghi trong hợp đồng (không chỉ ngoài việc ký và ghi rõ họ tên của mình), bởi vì bình thường nếu một doanh nghiệp hay cá nhân đã đăng ký kinh doanh thì sẽ được một tổ chức có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh và con dấu, khi đó với hợp đồng có nhiều hơn 01 trang thì sẽ có dấu giáp lai trên tất cả các trang, như vậy sẽ tránh được trường hợp bên còn lại có thể thay đổi nội dung của hợp đồng. Còn với một cá nhân không có giấy phép kinh doanh thì sẽ khó khăn và bất lợi hơn nếu hợp đồng chỉ được ký và ghi họ tên (chưa tính đến chữ ký có thể giả mạo). - Nếu hợp đồng không hợp lệ, vậy có cách nào (thay cho việc ký kết hợp đồng) để ghi nhận việc hợp tác giữa một doanh nghiệp với một cá nhân không có giấy phép đăng ký kinh doanh đó? Và là bằng chứng trong quyết toán tài chính giữa hai bên hay không ạ? Trên đây chỉ là quan điểm cá nhân. Xin vui lòng tư vấn giúp tôi về trường hợp này được không ạ?
Tôi là nhà đầu tư Nhật Bản, tôi quan tâm tới vấn đề thành lập một doanh nghiệp tại Việt Nam để kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa, vậy luật pháp Việt Nam có cho phép chúng tôi tiến hành dịch vụ này không?
Công ty tôi đã là đại lý thuế, đại lý hải quan, hiện tại muốn bổ sung thêm dịch vụ đào tạo về kế toán, hải quan, thuế. Khi làm hồ sơ đăng ký bổ xung có cần trình lại các chứng chỉ điều kiện hay không!? Nếu là dịch vụ đào tạo thuộc mã giáo dục khác chưa phân vào đâu dạy các khóa ngắn hạn hoặc đào tạo sơ cấp ko cấp chứng chỉ thì có cần chứng chỉ điều kiện gì không.