Thủ tướng đồng ý nghỉ Tết 9 ngày từ 26 tháng chạp năm 2025 đúng không?
Thủ tướng đồng ý nghỉ tết 9 ngày từ 26 tháng chạp năm 2025 đúng không?
Ngày 26/11/2024, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn 8726/VPCP-KGVX năm 2024 về việc nghỉ Tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025 gửi Bộ LĐ-TB&XH.
Theo đó, Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh và hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30 tháng 4 và ngày Quốc tế Lao động 01 tháng 5 năm 2025.
Trước đó, tại dự thảo tờ trình Thủ tướng Chính Phủ, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất phương án nghỉ Tết là nghỉ 5 ngày theo quy định, trong đó nghỉ 2 ngày trước Tết và 3 ngày sau Tết.
Cụ thể, lịch nghỉ Tết chính thức là từ thứ hai, ngày 27/1/2025, tức 28 tháng Chạp năm Giáp Thìn, nối qua 29 tháng Chạp và 3 ngày mùng 1, 2, 3 Tết, tức hết ngày thứ sáu, 31/1/2025.
Tuy nhiên, liền trước 5 ngày nghỉ chính thức là 2 ngày nghỉ cuối tuần, thứ bảy, chủ nhật ngày 25-26/1/2025, tức 26, 27 tháng Chạp âm lịch. Sau những ngày nghỉ chính thức lại tới 2 ngày nghỉ cuối tuần tiếp theo, thứ bảy, chủ nhật ngày 1-2/2/2025.
Vì vậy, Bộ LĐ-TB&XH trình phương án công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội sẽ được nghỉ từ thứ bảy, 25/1/2025 hết chủ nhật ngày 2/2/2025 dương lịch (tức hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Như vậy, Thủ tướng đã đồng ý với đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc nghỉ Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất tỵ 2025) là 9 ngày bắt đầu từ 25/1/2025 - 2/2/2025 (tức 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng).
Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng khuyến khích các doanh nghiệp cho người lao động nghỉ theo lịch nêu trên. Đối với các doanh nghiệp không thuộc đối tượng nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu người sử dụng lao động quyết định lựa chọn một trong 3 phương án nghỉ Tết.
Một là nghỉ 1 ngày cuối năm Giáp Thìn và 4 ngày đầu năm Ất Tỵ. Hai là nghỉ 2 ngày cuối năm Giáp Thìn và 3 ngày đầu năm Ất Tỵ. Ba là nghỉ 3 ngày cuối năm Giáp Thìn và 2 ngày đầu năm Ất Tỵ.
Người sử dụng lao động phải thông báo phương án nghỉ Tết Nguyên đán cho người lao động trước 30 ngày.
* Trên đây là Thông tin Thủ tướng đồng ý nghỉ tết 9 ngày từ 26 tháng chạp năm 2025 đúng không?
Thủ tướng đồng ý nghỉ Tết 9 ngày từ 26 tháng chạp năm 2025 đúng không? (Hình từ Internet)
Tết Âm lịch có phải là Tết lớn nhất của người Việt không?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định về các ngày lễ lớn của nước ta như sau:
Điều 4. Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
-Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, trong các lễ Tết của người Việt, Tết Âm lịch được xem là lễ Tết lớn nhất.
Tết âm lịch 2025, người dân có được sử dụng pháo hoa không?
Tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về sử dụng pháo hoa như sau:
Điều 17. Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa như sau:
Điều 14. Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa
[...]
2. Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
[...]
Như vậy, người dân được phép sử dụng và bắn pháo hoa vào dịp Tết âm lịch 2025 nếu có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và mua pháo hoa tại tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa.
Lưu ý: Pháo hoa sử dụng để đốt phải được mua từ các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- vnEdu.vn đăng nhập tra điểm nhanh nhất 2024 dành cho phụ huynh và học sinh?
- Xếp hạng 6 di tích quốc gia đặc biệt đợt 16 năm 2024?
- Tháng 11 âm lịch là tháng mấy dương lịch 2024? Xem lịch âm Tháng 11 2024 chi tiết?
- Mẫu Bản thuyết minh Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp hoạt động liên tục mới nhất 2024?
- Nội dung công việc thực hiện công tác địa chất đánh giá tài nguyên khoáng sản đất hiếm từ 06/01/2025?