Chào luật sư. Tôi có 1 câu hỏi muốn luật sư giải đáp. Công ty A (Công ty TNHH) có ký kết với công ty B (Công ty cổ phần) một hợp đồng kinh tế và người đại diện ký kết của công ty B là Chủ tịch hội đồng quản trị không phải là người đại diện pháp luật (trong quá trình ký kết Chủ tịch hội đồng quản trị không xuất trình giấy ủy quyền hay điều lệ của Công ty Quy định Chủ tịch hội đồng quản trị có quyền ký kết hợp đồng có giá tri từ bao nhiêu đến bao nhiêu không phải thông qua hội đồng cổ đông). Và trong hợp đồng chỉ ghi: - Căn cứ vào theo các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành - Căn cứ vào nhu cầu hợp tác cùng phát triển vì mục đích kinh doanh lâu dài bền vững giữa hai bên Vậy hợp đồng đó có hiệu lực không?
Cty tôi là Cty 100% vốn nước ngoài, người đại diện Cty cũng là người nước ngoài (Tổng Giám đốc). Trên giấy phép đầu tư và passport của TGĐ mang tên LEE HOCK Nhưng TGĐ còn hay được biết đến với tên trong các văn bản, hợp đồng, thư từ của Cty là STEVEN LEE HOCK. Như vậy, xin Luật sư cho biết các văn bản, hợp đồng, thư từ này có giá trị pháp lý không? Theo tôi, 2 cái tên này là hoàn toàn khác nhau, vậy chỉ được dùng theo tên trên giáy phép đầu tư thì các giấy tờ ông ký mới có giá trị pháp lý, mới có hiệu lực. Nếu cách dùng thêm chữ STEVEN vào là không đúng thì có cách nào hợp thức hoá không? chẳng hạn như ra công văn thông báo rằng STEVEN LEE HOCK chính là LEE HOCK? Tôi thấy hiện này tình hình có thêm tên thường gọi/ tên tiếng Anh này trên giấy tờ của Cty khá phổ biến.
Hai công ty TNHH có cùng người đại diện thì khi kí kết hợp đồng cùng người đại diện đó kí được không, nếu không được thì phải làm sao để có thể kí kết hợp đồng
Công ty chúng tôi đang là công ty Cổ phần. Do hoàn cảnh nên có 1 số cổ đông không tham gia nữa trong đó có người đại diện theo pháp luật (Giám đốc). Xin LS cho biết phải làm những thủ tục cần thiết nào để Công ty tiếp tục duy trì hoạt động.
Tại điểm c khoản 4 Điều 17 Dự thảo lần 5 LDN sửa đổi quy định c) Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần sở hữu nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo uỷ quyền tại công ty khác;
Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là gì?
Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn là gì?
Ống cố em có 1 căn nhà, ông có 1 người con và 5 đứa cháu nội, giấy tờ nhà do đứa cháu thứ 3 đứng đại diện thừa kế, vậy cho em hỏi là con dâu của ông cố em có quyền làm di chúc cho bất cứ ai mà không cần thông qua các con không? Tức nguoi đứng đại diện không? Và bây giờ ông cố em lại có thêm 1 người nửa thì người này đứng ra tranh chấp thì có được thừa hưởng không?
Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là gì?
Chào các luật sư ạ! Chúc các luật sư có một ngày làm việc vui vẻ. Công ty em có 3 thành viên. Bây giờ người đại diện theo pháp luật phải ra nước ngoài chữa bệnh muốn chuyển nhượng tonà bộ phần vốn góp của mình đồng thời thay đổi người đại diện theo pháp luật cho một người khác (không phải thành viên của Công ty). Một trong hai thành viên còn lại cũng muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho thành viên mới kia và rút khỏi công ty. Các luật sư tư vấn giúp em phải thay đổi thế nào cho hợp lý ạ! Em cám ơn các luật sư nhiều ạ!