Cho tôi hỏi là trong 1,5 tháng, tôi có thể làm xong các thủ tục hồ sơ ghi chú ly hôn và đăng ký kết hôn không?
Cho tôi hỏi là trong 1,5 tháng, tôi có thể làm xong các thủ tục hồ sơ ghi chú ly hôn và đăng ký kết hôn không?
Tôi muốn hỏi về hồ sơ đăng ký kết hôn với người định cư ở nước ngoài thì cần những thủ tục, giấy tờ gì?
Xin cho hỏi, tôi là người Việt Nam, chồng sắp cưới cũng là người Việt Nam nhưng hiện đang sinh sống ở nước ngoài, nay chúng tôi muốn làm giấy đăng ký kết hôn ở việt nam không biết phải cần những giấy tờ gì và phải làm ở đâu?
Tôi có thể về nơi cư trú của vợ tôi để làm khai sinh cho con tôi được không? Vợ tôi không thể về quê làm được và chúng tôi chưa có giấy đăng ký kết hôn.
Anh Bàn Văn Chuẩn kết hôn với chị Lương Thị Thuý được 5 năm và sinh một bé gái. Anh Chuẩn và gia đình muốn có con trai nhưng vì sức khoẻ của chị Thuý rất yếu nên không thể tiếp tục sinh con. Thời gian gần đây, qua công việc làm ăn, anh Chuẩn quen biết và có tình cảm với cô Lan. Anh Chuẩn không giấu cô Lan việc mình đã có vợ con nhưng do hai bên chung sống như vợ chồng, cô Lan lại đã có thai với anh Chuẩn nên cô Lan yêu cầu anh Chuẩn bằng mọi cách phải đăng ký kết hôn với mình. Để được kết hôn với cô Lan, anh Chuẩn đã sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của em trai mình là người còn độc thân để đăng ký kết hôn. Ngày 30/8/2006, khi anh Chuẩn và cô Lan đến nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND phường, cán bộ tư pháp phát hiện hành vi khuất tất của anh Chuẩn. Vậy, cán bộ UBND cần xử lý vụ việc này như thế nào?
Bạn trai tôi làm trong Cục đường sông Việt Nam. Một lần đi ca nô để kiểm tra trên sông không may ca nô bị đắm. Trên ca nô có 10 người và bạn tôi là người lái ca nô. Rất may không có thiệt hại về người xảy ra. Công an đã lấy lời khai và điều tra nhưng cơ quan bạn tôi làm việc đã xin về giải quyết nội bộ. Bạn tôi đã cố gắng khắc phục hậu quả và đền bù thiệt hại cho cơ quan. Xin hỏi bạn tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Nếu có thì bạn tôi có được làm thủ tục đăng kí kết hôn hay không?
Tôi quen với bạn gái là người nước ngoài (Đài Loan), bạn gái tôi lớn hơn tôi 19 tuổi theo giấy tờ. Khi chúng tôi đăng ký kết hôn tại tỉnh DT, chúng tôi bị từ chối đăng ký kết hôn 6 tháng với lý do không trả lời được 7 câu hỏi khi phỏng vấn và cán bộ tư pháp nói những câu hỏi này ảnh hưởng đến gia đình, hạnh phúc, tiến bộ,...Nội dung những câu hỏi như sau: 1/ Tôi có biết tên chồng cũ của bạn gái tôi không? (bạn gái tôi và chồng cũ ly hôn gần 20 năm, người chồng là người Nhật, tên Nhật. Tôi không biết tại sao tên người chồng cũ này có ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại và tương lai của chúng tôi). 2/ Tôi có biết tên cha mẹ bạn gái tôi không? (cha mẹ bạn gái tôi đã mất hơn 10 năm và là người nước ngoài). 3/ Bạn gái tôi biết tên cha mẹ tôi không? (bạn gái tôi là người nước ngoài, ko phải là người việt định cư nước ngoài, tiếng Việt đối với họ rất khó mặc dù tôi đã dạy rất nhiều lần. Tôi đã dẫn bạn gái tôi ra mắt gia đình, và gia đình tôi ai cũng biết chúng tôi quen nhau). 4/ Bạn gái tôi có giúp gia đình tôi về mặt tài chính hay không? (tất nhiên là không, chúng tôi quen nhau hơn 3 năm trong điều kiện làm chung công ty, phải rất vất vả để có thể trao đổi về ngôn ngữ và tìm hiểu nhau. Chúng tôi phát sinh tình cảm từ con tim phải khổ cực, gian nan để quyết định đăng ký kết hôn, chứ không xuất phát từ tiền bạc hay tài chính). 5/ Tôi biết thu nhập chính xác của bạn gái tôi không? (tôi là nhân viên làm công ăn lương, bạn gái tôi là người kinh doanh, là chủ doanh nghiệp thi thu nhập sẽ không cố định). Vậy mà cán bộ tư pháp cho rằng tôi là không biết). 6/ Tôi có nhớ ngày tổ chức đám cưới bên Đài Loan không? (tôi nhớ ngay dịp Tết âm lịch năm 2011, vì sẵn dịp đi Đài Loan thăm bạn gái, chúng tôi vừa mở tiệc vừa ra mắt gia đình. Vào khoảng đầu tháng 2 dương lịch. Còn chính xác thì tôi không thể nhớ vì trong 3 năm chúng tôi mở tiệc chúc mừng và ra mắt bạn bè gia đình rất nhiều. Thế là cán bộ tư pháp bảo tôi không nhớ chính xác ngày.) 7/ Câu thứ 7 thì tôi không nhớ. Khi tôi thắc mắc hỏi cán bộ tư pháp tỉnh, cán bộ tư pháp trả lời đó là sự thử thách. Nhưng chính vì sự thử thách đó mà chúng tôi tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc, bỏ dở công việc chỉ vì 1 tờ giấy đăng ký kết hôn. Điều đó là áp lực đè nặng lên chúng tôi, làm ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, tiền bạc, thời gian, đồng thời gián tiếp làm cuộc sống hạnh phúc của chúng tôi có sự sứt mẻ nghiêm trọng. Tôi đã trình bày hình ảnh, thư từ, tất cả nội dung quá trình quen nhau sau 3 năm. Nhưng tất cả những gì chúng tôi cố gắng vung đắp trong thời gian 3 năm là vô nghĩa. Tôi là người con của gia đình và xã hội, tôi sống và lớn lên đều tôn trọng gia đình và luật pháp. Tôi phải làm sao trong trường hợp này khi 6 tháng sau chúng tôi phải làm lại giấy tờ từ đầu: tốn thời gian, tiền bạc, tinh thần,.
Chị Nương, người dân tộc Tày yêu anh Phàng, người dân tộc H-mông nhưng gia đình không đồng ý. Cha, mẹ chị Nương vì muốn con gái chỉ kết hôn với người cùng dân tộc và ở gần cha mẹ nên ép gả chị Nương lấy anh Sình, là người cùng dân tộc và ở cùng trong xóm. Không muốn mang tiếng bất hiếu với cha, mẹ nên chị Nương đã cùng anh Sình đi đăng ký kết hôn, nhưng được vài hôm sau, khi hai gia đình đang chuẩn bị làm đám cưới thì chị Nương lặng lẽ bỏ quê cùng anh Phàng đi vào Tây Nguyên lập nghiệp, xây dựng cuộc sống mới. Một thời gian sau khi chị Nương bỏ đi và đám cưới bị huỷ, anh Sình chung sống như vợ chồng với một người khác là chị Cảnh. Hơn một năm sau, tháng 6 năm 2006 chị Cảnh sinh con. Cũng trong thời gian này chị Nương và anh Phàng quay về quê để xin các giấy tờ làm thủ tục nhập khẩu và đăng ký kết hôn ở nơi hai người đang tạm trú trong Tây Nguyên. Anh Sình và chị Nương mang Giấy chứng nhận kết hôn đến Uỷ ban nhân dân xã đề nghị chính quyền thu hồi và huỷ Giấy chứng nhận kết hôn đó, để anh Sình có thể kết hôn với chị Cảnh và đăng ký khai sinh cho con để cháu bé không bị khai sinh theo diện con ngoài giá thú. Chính quyền xã hiểu rõ về sự việc của hai người, hơn nữa xét thấy chị Nương đã bỏ đi ngay khi chưa làm đám cưới theo tục lệ, và thực tế anh Sình, chị Nương chưa từng chung sống với nhau nên có hướng giải quyết nguyện vọng của anh Sình và chị Cảnh bằng cách: yêu cầu anh Sình, chị Nương nộp lại Giấy chứng nhận kết hôn để Uỷ ban nhân dân xã báo cáo và đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện ra Quyết định thu hồi và huỷ Giấy chứng nhận kết hôn này, sau đó sẽ đăng ký kết hôn mới cho anh Sình với chị Cảnh, đồng thời đăng ký khai sinh cho con của họ. Uỷ ban nhân dân xã giải quyết như vậy có đúng không?
Anh Mồng, thường trú tại xã X đã có một đời vợ, chị vợ trước của anh mắc bệnh hiểm nghèo nên đã qua đời năm 2001 và được đăng ký khai tử tại Uỷ ban nhân dân xã X. Tháng 9 năm 2006, do muốn con cái mình có người chăm sóc nên anh Mồng quyết định kết hôn với chị Vần, thường trú tại thị trấn Y cùng trong huyện. Anh Mồng và chị Vần dự định sau khi kết hôn thì anh Mồng và con anh sẽ chuyển lên chung sống cùng chị Vần nên quyết định sẽ đăng ký kết hôn tại thị trấn Y. Khi anh Mồng và chị Vần đến nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại Uỷ ban nhân dân thị trấn Y, cán bộ tư pháp - hộ tịch biết được anh Mồng từng có một đời vợ đã chết nên yêu cầu anh Mồng bổ sung Giấy chứng tử của vợ cũ vào hồ sơ đăng ký kết hôn. Cán bộ tư pháp - hộ tịch thị trấn Y có được quyền yêu cầu như vậy hay không?
Thị trấn X là một thị trấn có phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số. Do ảnh hưởng của phong tục, tập quán về hôn nhân, gia đình còn nặng nề nên tình trạng thanh niên trong xã lấy vợ lấy chồng chỉ làm đám cưới, không chịu đến Uỷ ban nhân dân thị trấn đăng ký kết hôn còn rất phổ biến. Ông Khoát, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị trấn đã từng bị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê bình về vấn đề này và yêu cầu phải sớm chấm dứt tình trạng nói trên, không để ảnh hưởng đến thành tích thi đua của huyện. Ngày 15/9/2006, ông Khoát nhận được Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Sau khi nghiên cứu các quy định về “Hành vi vi phạm hành chính và hình thức xử phạt trong hoạt động quản lý hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp” tại Mục 3 Chương II Nghị định này, không thấy có quy định về xử phạt đối với hành vi đăng ký kết hôn nên ông Khoát có ý định đề nghị Hội đồng nhân dân xã ban hành nghị quyết cho phép Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã được quyền xử phạt hành chính đối với những trường hợp chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn tại địa phương. Với ý định đó, ông Khoát đã yêu cầu anh Sài, cán bộ tư pháp - hộ tịch viết tờ trình về vấn đề này để ông báo cáo Hội đồng nhân dân xã trong phiên họp tháng tới. Anh Sài thấy vấn đề mà ông Khoát nêu ra không hợp lý, nhưng chưa biết phải giải thích với Chủ tịch như thế nào? Cán bộ tư pháp - hộ tịch, trong tình huống này sẽ giải quyết như thế nào?
Tôi và bạn trai quen nhau từ năm 2009, nay chúng tôi muốn kết hôn nhưng cha mẹ tôi không đồng ý vì lý do: anh là người đã ly hôn và là người miền Bắc. Trong thời gian quen nhau, anh cũng công khai chuyện anh đã ly hôn (có giấy tờ xác nhận ly hôn năm 2007, giấy xác nhận của xã phường và cũng không có con chung). Nhưng nay tôi muốn đăng ký kết hôn với anh ấy thì tôi cần phải làm những thủ tục gì?
Cho tôi xin hỏi, nếu sổ đăng ký kết hôn bị mất, nhưng bản chính giấy chứng nhận kết hôn vẫn còn sử dụng được thì có buộc phải đăng ký lại không?
Tôi và chồng tôi đã tiến hành các thủ tục cần thiết để xin đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp thành phố Hà Nội. Tôi được biết chúng tôi có thời hạn tối đa là 90 ngày để trình diện tại Sở Tư pháp và tiến hành lễ đăng ký kết hôn, nhận đăng ký kết hôn. Thời hạn 90 ngày được tính như thế nào? Nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ mà Sở Tư pháp không làm việc thì thời gian đó có tính bù lại hay không?
Hiện nay tôi là sinh viên du học tại Mỹ. Hè này tôi về Việt Nam để kết hôn. Theo như tôi tìm hiểu thì cần phải có xác nhận độc thân của cơ quan ngoại giao Việt Nam ở Mỹ, nhưng khi tôi gọi điện cho đại sứ quán Việt Nam thì được trả lời là du học sinh thì cứ về địa phương xin xác nhận. Vậy xin hỏi thủ tục như thế nào?
Người nước ngoài chung sống như vợ chồng với người Việt Nam mà chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn thì xử lý như thế nào?
Tôi lấy vợ năm 1997, đã có với nhau 2 cháu trai. Từ đó đến nay chúng tôi vẫn chưa đăng ký kết hôn. Nay chúng tôi không muốn tiếp tục chung sống, vấn đề này có bị pháp luật can thiệp hay không? Nếu có thì can thiệp như thế nào?
con gái tôi là người Việt Nam, lấy chồng người Đài Loan. Chồng làm việc tại Malaixia. Họ muốn đăng kí kết hôn tại Singapore. Vậy thủ tục đăng kí tại đó thế nào và đăng kí đó có giá trị pháp lý tại Việt Nam hay Đài Loan không?
A và B đã đăng ký kết hôn nhưng Giấy chứng nhận đăng ký đã bị sửa chữa, sổ đăng ký thì không còn lưu. Xin hỏi thủ tục cấp lại hoặc đăng ký lại được quy định như thế nào? Xin cảm ơn!
Tôi hiện đang sống ở Hoa Kỳ, đã li dị và muốn đi thêm bước nữa. Tôi có quen với 1 công dân Việt Nam. Chúng tôi muốn làm đơn đăng ký kết hôn. Tôi đã xin đủ giấy tờ ở bên Hoa Kỳ bao gồm: Chứng nhận độc thân; Bản dịch li dị; Đơn xin đăng ký kết hôn; Lý lịch tư pháp; Giấy ủy quyền cho vợ tôi để nộp hồ sơ ở Việt Nam. Những giấy tờ trên đều có công chứng của Bộ Ngoại giao của tiểu bang WA cũng như bản dịch, được công chứng và đã hợp pháp hóa của sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Khi vợ chưa cưới của tôi mang đầy đủ hồ sơ đến nộp cho sở tư pháp thì nhận được thông báo: “từ ngày 01/12/2010 những người trước đây nếu đã ly hôn ở nước ngoài cũng cần phải xin giấy đề nghị “Ghi chú việc ly hôn”. Chúng tôi đã nộp từ tháng 12/2010 ở sở tư pháp và được hẹn là sau 3 tuần. Đúng thời hạn vợ chưa cưới của tôi đến lấy hồ sơ thì chưa có. Đến nay nhận được thông báo là phải chờ Bộ Tư pháp xem xét và cho ý kiến. Xin hỏi: Thời gian giải quyết vấn đề này là bao lâu? Hồ sơ của tôi cần phải làm những thủ tục gì cho phù hợp với pháp luật Việt Nam? Mong nhận được tư vấn!
Tôi và anh quen nhau được 6 năm, anh đã ly dị vợ được khoảng 2 năm và chúng tôi muốn đăng ký kết hôn. Khi ly hôn anh ấy chưa chuyển hộ khẩu, bây giờ hộ khẩu vẫn đứng tên vợ cũ vì anh ấy là người ngoại tỉnh. Tôi muốn hỏi liệu bây giờ tôi và anh có thể đến phường trên sổ hộ khẩu của anh đăng ký kết hôn được không? Hay bây giờ chúng tôi phải đợi anh làm thủ tục chuyển hộ khẩu? Và thủ tục chuyển hộ khẩu cần những gì? Tôi rất mong nhận được tư vấn!