Chung sống như vợ chồng mà chưa đăng ký kết hôn?
Đối với tình huống mà bạn đưa ra vì bạn không nói rõ phía người Việt Nam đã kết hôn hay chưa nên tôi chia ra làm hai trường hợp như sau:
- Nếu phía người Việt Nam chưa đăng ký kết hôn thì việc hai người chung sống với nhau như vợ chồng không bị các quy phạm pháp luật điều chỉnh mà chỉ bị dư luận xã hội và các quy phạm đạo đức điều chỉnh. Do vậy để mối quan hệ này được pháp luật bảo hộ thì hai người cần tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật phía người nước ngoài.
- Còn nếu phía người Việt Nam đã đăng ký kết hôn thì việc hai người chung sống với nhau như vợ chồng là vi phạm pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó...
Như vậy đối với trường hợp này thì tùy vào từng trường hợp mà người nước ngoài đó có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 8 và Điều 3 Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình quy định mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
Đồng thời, buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với trường hợp vi phạm này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình là 1 năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Điều 147 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng như sau:
Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm.
Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của Toà án tiêu huỷ việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Chỉ có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: Hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng gây hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả nghiêm trọng có thể là làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát,… hoặc người vi phạm chế độ một vợ, một chồng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?