Ở tỉnh Kon Tum có 08 huyện (Đăk Tô, Ngọc Hồi, Đăk Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy, Tu Mơ Rông, Kon Plông, Đăk Hà) và thành phố Kon Tum. Khi đơn vị lập dự toán, áp dụng định mức chi phí trục tiếp khác cho 08 huyện (kể cả các xã thuộc huyện) và thành phố với hệ số là 2,5 thì đúng hay sai?
Nếu ở huyện Đăk Tô (và 07 huyện khác nữa) còn có các xã như Kon Đào, Đăk Trăm …. thì áp dụng định mức chi phí trục tiếp khác với hệ số là 2,5 hay 2?
Xin Sở Xây dựng giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Quyết định số 1172/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức dự toán XDCT- Phần xây dựng (sửa đổi, bổ sung) và Quyết định số 1173/QĐ-BXD ngày 26/12/2012 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán XDCT - Phần lắp đặt (sửa đổi, bổ sung) có hiệu lực từ ngày 26/12/2012; tại thời điểm 02 Quyết định này có hiệu lực; Đơn vị lập dự toán (thời điểm lập dự toán và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt 01/03/2013) không vận dụng theo Định mức mới này; thì khi công trình thi công hoàn thành (thời điểm hoàn thành đưa công trình vào sử dụng 01/11/2013), đơn vị Thanh tra vào Thanh tra công trình này, có được cắt bỏ những công tác áp dụng đơn giá hay định mức cũ (đã chạy ra đơn giá dự thầu hay đơn giá đề xuất) thay lại định mức mới không? (chạy ra đơn giá dự thầu hay đơn giá đề xuất ).
Trong công tác quản lý xây dựng công trình, đối với các công trình đã được Sở chuyên ngành thẩm tra thiết kế - Dự toán theo quy định, thì chủ đầu tư (ví dụ là UBND huyện) có cần thẩm định để làm căn cứ phê duyệt hay không?
Hiện Ban hạ tầng Mobifone tại Đà Nẵng đang chuẩn bị các thủ tục để triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các trạm BTS có chiều cao dưới 35m trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ban thực hiện các dự án cấp IV, chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật và sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách.
VẬY theo Luật xây dựng 50 và Nghị định 59/2015/NĐ-CP thì thẩm quyền thẩm định thiết kế và dự toán sẽ do người quyết định đầu tư chủ trì hay do sở xây dựng thừa thiên huế chủ trì thẩm định.
Kính đề nghị SỞ Xây dựng Thừa thiên Huế trả lời và hướng dẫn quy trình để Ban Hạ tầng Mobifone có đủ cơ sở pháp lý để triển khai các bước tiếp theo của dự án.
Trân trọng!
Công ty chúng tôi chuyên sản xuất linh kiện điện tử với công suất 30 triệu sản phẩm/năm. Thực hiện theo hướng dẫn của nghị định 35/2014/NĐ-CP ngày 29/04/2014 và Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT, công ty đã tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết. Đến ngày 8/12/2014 đã có quyết định phê duyệt nội dung DABVMT. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, công ty chúng tôi chưa lập báo cáo xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. Vậy tôi muốn hỏi. bây giờ công ty chúng tôi có cần phải lập báo cáo xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường nữa không? Nếu cần, thì hồ sơ, thủ tục ra sao?
Hiện nay trên địa bàn các phường của thành phố Hà Nội có bộ phận làm nhiệm vụ kiểm tra xây dưng. Xin hỏi: Tên đầy đủ của bộ phận này là gì, cơ quan nào ra quyết định thành lập; chức năng, nhiệm vụ của bộ phận nêu trên theo quy định nào của Thành phố? Đề nghị được giải đáp. Trân trọng!
Người hỏi: Thuấn Nguyễn ( 10:29 30/07/2015)
Tôi muốn hỏi, theo quy định mới, khi công trình xây dựng xảy ra sự cố thì đơn vị nào chịu trách nhiệm chủ trì giải quyết và việc này được thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn.
Người hỏi: Nguyễn Văn Tâm ( 14:34 24/06/2015)
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014, “Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình được quyết định đầu tư trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì cấp công trình thuộc dự án được xác định theo Quyết định đầu tư”.
Đề nghị Quý Bộ cho biết đối với các dự án xây dựng công trình đã phê duyệt chủ trương đầu tư trước ngày Thông tư số 09/2014/TT-BXD có hiệu lực nhưng trong quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư không nêu rõ cấp công trình thì từ ngày 01/9/2014 (ngày Thông tư số 09/2014/TT-BXD có hiệu lực) cấp công trình này được xác định theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 hay Thông tư số 09/2014/TT-BXD ngày 10/7/2014?
Khoản 1 Điều 50 Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình quy định: “Điều kiện năng lực của chủ trì thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tương ứng điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 48 Nghị định này”, tuy nhiên, trong thực tế thì công chức không được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế.
Ông Đông hỏi, khi cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng thực hiện thẩm tra thiết kế mà chuyên viên không có chứng chỉ thiết kế (nghĩa là điều kiện năng lực không tương ứng với điều kiện năng lực của chủ trì thiết kế) thì có vi phạm quy định tại Nghị định 12/2009/NĐ-CP không?
Tôi có nghiên cứu về phân loại, phân cấp công trình theo Thông tư 10/2013/TT-BXD và thấy có vướng mắc như sau: Theo mục IV.6.4, bảng IV, phụ lục 1 của Thông tư 10/2013/TT-BXD thì Công trình kè bảo vệ bờ ven biển thuộc loại Công trình giao thông. Vậy xin hỏi Quý Bộ, Công trình kè bảo vệ cho đê biển, hoặc cho Nhà máy công nghiệp ven biển thì thuộc loại công trình gì và phân cấp theo tiêu chí nào?
Chúng tôi xin quý cơ quan giải đáp như sau:
Theo Nghị định 15/2013/NĐ-CP và Thông tư số 13/2013/TT-BXD thì cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm tra thiết kế công trình chuyên ngành.
- Vậy có phải thẩm tra dự toán công trình không ? định mức thu phí thẩm tra thiết kế và dự toán như thế nào vì hiện nay Bộ Tài chính chưa hướng dẫn cụ thể.
- Trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng có đủ điều kiện năng lực thẩm tra thì phí thẩm tra có được thu theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng không ?
- Trường hợp Chủ đầu tư không thuê tư vấn thẩm tra (cơ quan chuyên môn về xây dựng có đủ điều kiện năng lực thẩm tra) thì cơ quan chuyên môn về xây dựng có phải đóng dấu thẩm tra không, mẫu dấu thế nào?
Ngày 25/7/2013 Bộ Xây dựng ban hành Thông tư số 10/2013/TT-BXD Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (sau đây viết tắt: Thông tư số 10/2013/TT-BXD). Tại khoản 1, Điều 36 Thông tư 10/2013 quy định ‘‘Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9 tháng 9 năm 2013 và thay thế Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng; các nội dung về chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng quy định tại Thông tư 03/2011/TT-BXD ngày 06/4/2011 về hướng dẫn hoạt động kiểm định, giám định và chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng; Thông tư số 02/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 Hướng dẫn lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công công trình xây dựng của Bộ Xây dựng’’. Tuy nhiên tại điểm b, khoản 1 và điểm c, khoản 2 Điều 11 Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính Phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật nhà ở quy định ‘‘Làm thủ tục để được cấp chứng nhận phù hợp về chất lượng công trình theo quy định của pháp luật về xây dựng’’
Như vậy, sau ngày 09/9/2013 (ngày thông tư số 10/2013/TT-BXD có hiệu lực), các tổ chức, các nhân cũng như các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thực hiện cấp chứng nhận sự phù hợp chất lượng công trình xây dựng chưa biết phải áp dụng văn bản quy phạm pháp luật nào?
1. Theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 26 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 có quy định: “Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có trách nhiệm mời Sở Xây dựng tham gia kiểm tra lần cuối công tác nghiệm thu các công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 45 Nghị định 15/2013/NĐ-CP”.
Mặt khác theo quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 24 Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 quy định: “…. Số lần kiểm tra phụ thuộc vào quy mô và tính chất kỹ thuật của công trình nhưng tối đa không quá 4 lần đối với công trình cấp đặc biệt, không quá 3 lần đối với công trình cấp I và không quá 2 lần đối với các công trình còn lại ....”.
Vậy đề nghị Qúy Bộ cho biết: Khi kiểm tra chất lượng công trình theo kế hoạch (không phải kiểm tra lần cuối) thì Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có bắt buộc phải mời Sở Xây dựng phối hợp tham gia kiểm tra.
2. Trong quá trình kiểm tra chất lượng xây dựng công trình theo kế hoạch (không phải kiểm tra lần cuối) đối với các công trình không sử dụng vốn ngân sách (công trình điện do ngành điện làm chủ đầu tư) phát hiện các sai phạm (Kích thước móng, tiếp địa … không đúng hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công nhưng vẫn đảm bảo an toàn theo quy định không phải khắc phục) thì Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành có quyền xác định giá trị sai phạm trên và yêu cầu chủ đầu tư giảm trừ giá trị sai phạm này khi thanh toán hay chỉ được quyền kiến nghị chủ đầu tư tự xác định giá trị sai phạm và giảm trừ giá trị sai phạm khi thanh toán và báo cáo kết quả thực hiện cho Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành.
3. Chủ đầu tư hoặc đơn vị được chủ đầu tư giao quản lý thực hiện dự án có đủ năng lực trong lĩnh vực thiết kế, thẩm tra theo quy định có được thực hiện đồng thời nhiệm vụ vừa thiết kế vừa thẩm tra của cùng một công trình (công trình vốn ngành điện)”.
Tôi có một số vướng mắc về nội dung phân cấp công trình theo Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013, xin Bộ Xây dựng hướng dẫn giúp:
1. Theo mục 1 phần Ghi chú Bảng I.1, I.2, I.3 của Phụ lục 1: “Công trình cấp IV là công trình 01 tầng có kết cấu đơn giản, có niên hạn sử dụng dưới 20 năm”. Vậy xin Bộ Xây dựng hướng dẫn, kết cấu như thế nào là kết cấu đơn giản?
2. Theo Phụ lục 1, công trình giáo dục không có cấp IV. Trường hợp Trường học có sẵn, chỉ lập BCKTKT đầu tư xây dựng thêm một trong những công trình Bếp ăn nội trú, nhà xe, nhà vệ sinh học sinh (quy mô nhà 01 tầng, diện tích sàn < 200m2, móng đơn bê tông cốt thép, trụ BTCT, tường xây gạch, mái lợp ngói, nền lát gạch men) thì cấp của công trình xây thêm này là cấp mấy?
3. Đối với công trình cổng tường rào thì có phân cấp không? Nếu có thì phân cấp công trình này như thế nào?
Hiện nay tôi đang công tác tại một Ban QLDA đầu tư sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, vừa qua được giao nhiệm vụ chủ đầu tư một công trình cải, tạo, chỉnh trang một tuyến phố, đến nay công trình đã hoàn thành. Do trong quá trình thi công hiện trạng thực tế có một số điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế (các điều chỉnh này đều được các bên liên quan thống nhất bằng biên bản thống nhất xử lý). Vì vậy khi lập bản vẽ hoàn công Nhà thầu đã vẽ lại hoàn công công trình mà không sử dụng bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt (theo cách thông thường là photo lại và ghi các kích thước thay đổi bên cạnh) vì họ cho rằng hướng dẫn tại Phụ lục 06 Thông tư 27/2009/TT-BXD đã cho phép trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản hoàn công mới. Bản vẽ hoàn công vẫn theo thứ tự hạng mục như thiết kế và chỉ thể hiện kích thước thực tế thi công. Vậy xin hỏi quý Bộ cho biết nhà thầu lập hoàn công như vậy có đúng không?
Theo quy định tại Thông tư số 16/2008/TT-BXD ngày 11/9/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựngthì "Tổ chức kiểm tra (kiểm tra, xác nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực), tổ chức chứng nhận (kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng) không được tham gia khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng cho chính công trình được chứng nhận và không có quan hệ phụ thuộc về tổ chức với chủ đầu tư, các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý dự án và giám sát thi công xây dựng của chính công trình được chứng nhận". Vừa qua, chúng tôi có đề xuất đơn vị tư vấn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng cũng chính là đơn vị tư vấn thẩm tra thiết kế - dự toán của chính công trình đó.
Nhưng Sở Xây dựng lại yêu cầu chúng tôi phải chọn đơn vị tư vấn khác để thực hiện kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng vì theo Sở Xây dựng thì đơn vị tư vấn thẩm tra thiết kế - dự toán của công trình, nghĩa là đã tham gia vào thiết kế cho chính công trình đó, nên không đảm bảo yêu cầu về tính độc lập khách quan trong việc chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình.
Tôi xin hỏi: Việc Sở Xây dựng yêu cầu đơn vị tư vấn thẩm tra thiết kế - dự toán không được tham gia làm tư vấn kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng của chính công trình đó là đúng hay không?
Hiện nay tôi đang công tác tại Công ty cổ phần xây dựng số 11 - Vinaconex. Chúng tôi đang thi công và quản lý chất lượng công trình theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP và TCXDVN 371-2006. Tuy nhiên trong quá trình thi công, tôi có một số vấn đề thắc mắc về quản lý chất lượng công trình mà chưa có câu trả lời thỏa đáng. Vậy tôi gửi thư này kính mong Bộ quan tâm và trả lời giúp tôi.
Theo Nghị định 209, điều 25, điểm d, khoản 2 viết: "Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng, kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản...". Như vậy theo Nghị định này thì chỉ khi có Biên bản nghiệm thu giai đoạn kết luận đồng ý nghiệm thu thì mới được phép tiến hành các công việc của giai đoạn tiếp theo. Như vậy tôi thấy không hợp lý với thực tế thi công. Cụ thể như sau:
Đối với công trình xây dựng dân dụng có thể phân chia thành nhiều giai đoạn như: Giai đoạn thi công phần móng, Giai đoạn thi công kết cấu phần thân ... (như theo phụ lục TCXDVN 371-2006). Nếu như tuân theo các yêu cầu của nghị định này thì các công việc của Giai đoạn thi công kết cấu phần thân chỉ được tiến hành khi có biên bản nghiệm thu Giai đoạn thi công phần móng. Thực tế thì Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công phần móng chỉ có khi hoàn thành tất cả các công việc của giai đoạn thi công phần móng và đồng thời có kết quả thí nghiệm cường độ nén mẫu bê tông phần móng ở tuổi 28 ngày. Mà các công việc của giai đoạn thi công kết cấu phần thân (cốt thép, cốp pha cột tầng 1...) lại diễn ra ngay sau khi kết thúc các công việc sau khi đổ bê tông phần móng (tháo dỡ ván khuôn, lấp đất móng...) 1 khoảng thời gian rất ngắn (nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian chờ 28 ngày). Do đó ngày ghi trong nhật ký thi công và biên bản nghiệm thu công việc cốt thép, cốp pha cột tầng 1... (thuộc giai đoạn kết cấu phần thân) lại sớm hơn ngày nghiệm thu Giai đoạn thi công phần móng. Như vậy có mâu thuẫn so với các quy định của nghị định 209 này hay không? Nếu không mâu thuẫn thì quy định tại điểm d, khoản 2, điều 25 Nghị định này được giải thích như thế nào?
Cho tôi hỏi về việc áp dụng Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng xây dựng công trình xây dựng sẽ được tiến hành như thế nào ạ.