Ngày 15 tháng 11 là ngày gì? Ngày 15 11 2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên nhân dẫn đến bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Ngày 15 tháng 11 là ngày gì? Ngày 15 11 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 15 tháng 11 hàng năm là Ngày thế giới phòng chống bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng. Nguyên nhân phổ biến gây bệnh là hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm không khí.
Ngày thế giới phòng chống bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được tổ chức để nâng cao nhận thức cộng đồng về căn bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), một bệnh lý mãn tính ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp và có thể phòng ngừa, kiểm soát nếu được phát hiện sớm.
Như vậy, ngày 15 tháng 11 là ngày thế giới phòng chống bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Theo lịch Vạn niên, ngày 15 tháng 11 năm 2024 nhằm ngày 15/10/2024 âm lịch.
Ngày 15 tháng 11 là ngày gì? Ngày 15 11 2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên nhân dẫn đến bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính là gì? (Hình từ Internet)
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Căn cứ Mục 1.1 Chương 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ban hành kèm theo Quyết định 2767/QĐ-BYT năm 2023 quy định đại cương:
1.1. Đại cương
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được. Đây là bệnh lý không đồng nhất, đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp mạn tính (khó thở, ho, khạc đờm) và các đợt cấp do tình trạng bất thường của đường thở (viêm phế quản, viêm tiểu phế quản) và/hoặc phế nang (khí phế thũng) gây ra tắc nghẽn đường thở dai dẳng và tiến triển. Nguyên nhân gây BPTNMT liên quan đến sự phơi nhiễm với các hạt hoặc khí độc hại và các yếu tố chủ thể bao gồm phổi kém phát triển khi còn nhỏ, đột biến gen SERPINA1 gây ra thiếu hụt alpha 1 antitrysin. Khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt sinh hoạt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây BPTNMT. Các bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh và tăng tử vong.
[....]
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là liên quan đến sự phơi nhiễm với các hạt hoặc khí độc hại và các yếu tố chủ thể bao gồm phổi kém phát triển khi còn nhỏ, đột biến gen SERPINA1 gây ra thiếu hụt alpha 1 antitrysin.
Khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt sinh hoạt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Biện pháp điều trị chung của bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính ở giai đoạn ổn định là gì?
Căn cứ Mục 2.1 Chương 2 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ban hành kèm theo Quyết định 2767/QĐ-BYT năm 2023 quy định biện pháp điều trị chung của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở giai đoạn ổn định như sau:
[1] Ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ
Ngừng tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào, bụi, khói bếp rơm, củi, than, khí độc...
[2] Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào
Cai thuốc lá là biện pháp rất quan trọng ngăn chặn BPTNMT tiến triển nặng lên. Trong cai thuốc lá, việc tư vấn cho người bệnh đóng vai trò then chốt, các thuốc hỗ trợ cai giúp người bệnh cai thuốc lá dễ dàng hơn.
- Chiến lược tư vấn người bệnh cai thuốc lá
+ Tìm hiểu lý do cản trở người bệnh cai thuốc lá: sợ cai thuốc thất bại, hội chứng cai gây khó chịu, mất đi niềm vui hút thuốc, căng thẳng,...
+ Sử dụng lời khuyên 5A:
Ask - Hỏi: xem tình trạng hút thuốc của người bệnh để có kế hoạch phù hợp.
Advise - Khuyên: đưa ra lời khuyên phù hợp và đủ sức thuyết phục người bệnh bỏ hút thuốc.
Assess - Đánh giá: xác định nhu cầu cai thuốc thực sự của người bệnh.
Assist - Hỗ trợ: giúp người bệnh xây dựng kế hoạch cai thuốc, tư vấn, hỗ trợ và chỉ định thuốc hỗ trợ cai nghiện thuốc lá nếu cần.
Arrange - Sắp xếp: có kế hoạch theo dõi, hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp để người bệnh cai được thuốc và tránh tái nghiện.
- Thuốc hỗ trợ cai thuốc lá
Việc dùng thuốc hỗ trợ cai thuốc lá giúp giảm nhẹ hội chứng cai thuốc và làm tăng tỷ lệ cai thuốc thành công. Các thuốc có thể chỉ định: nicotine thay thế, bupropion, varenicline.
- Nicotine thay thế.
+ Chống chỉ định tương đối ở bệnh nhân tim mạch có nguy cơ cao (vừa mới bị nhồi máu cơ tim cấp).
+ Các dạng thuốc: dạng xịt mũi, họng, viên ngậm, viên nhai, miếng dán da.
+ Thời gian dùng thuốc tùy thuộc vào mức độ nghiện thuốc lá (mức độ phụ thuộc nicotine): thông thường từ 2-4 tháng, có thể kéo dài hơn.
+ Tác dụng phụ: gây kích ứng da khi dán, khi uống có thể gây khô miệng, nấc, khó tiêu...
- Bupropion: tác dụng tăng cường phóng thích noradrenergic và dopaminergic ở hệ thần kinh trung ương giúp làm giảm ham muốn hút thuốc.
+ Không dùng cho bệnh nhân động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi ăn uống, dùng thuốc nhóm IMAO, đang điều trị cai nghiện rượu, suy gan nặng.
+ Thời gian điều trị 7 - 9 tuần, có thể kéo dài 6 tháng.
+ Liều cố định không vượt quá 300 mg/ngày:
Tuần đầu: 150 mg/ngày uống buổi sáng;
Từ tuần 2 - 9: 300mg/ngày chia 2 lần.
+ Tác dụng phụ: mất ngủ, khô miệng, nhức đầu, kích động, co giật.
- Varenicline có tác dụng giảm triệu chứng khi cai thuốc lá và giảm sảng khoái khi hút thuốc.
+ Chống chỉ định tương đối khi suy thận nặng (thanh thải Creatinine < 30ml/phút).
+ Thời gian điều trị 12 tuần, có thể kéo dài đến 6 tháng.
+ Liều điều trị:
Ngày 1 đến 3: 0,5mg/ngày uống buổi sáng;
Ngày 4 đến 7: 1mg/ngày chia 2 lần sáng-chiều;
Tuần 2 đến 12: 2mg/ngày chia 2 lần sáng-chiều.
+ Tác dụng phụ: buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, ác mộng, trầm cảm, thay đổi hành vi.
[3] Tiêm vắc xin phòng nhiễm trùng đường hô hấp
- Nhiễm trùng đường hô hấp (cúm và viêm phổi...) là một trong các yếu tố nguy cơ gây đợt cấp BPTNMT. Việc tiêm phòng vắc xin có thể làm giảm các đợt cấp nặng và giảm tỷ lệ tử vong.
- Tiêm phòng vắc xin cúm vào đầu mùa thu và tiêm nhắc lại hàng năm cho các đối tượng mắc BPTNMT.
- Tiêm phòng vắc xin phế cầu mỗi 5 năm 1 lần và được khuyến cáo ở bệnh nhân mắc BPTNMT giai đoạn ổn định
- WHO và CDC khuyến cáo tiêm phòng vắc xin SARS-Cov-2 (COVID-19) cho bệnh nhân BPTNMT (chứng cứ B). Ngoài ra, ở nhóm bệnh nhân không dung nạp vắc xin, mắc nhiều bệnh mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) hoặc suy giảm miễn dịch có thể được dự phòng trước phơi nhiễm COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng.
- Bệnh nhân BPTNMT chưa tiêm vắc xin Tdap (bạch hầu - uốn ván - ho gà) lần nào thì tiêm phòng 1 mũi và nhắc lại sau mỗi 10 năm, còn với bệnh nhân đã tiêm vắc xin Tdap sẽ tiêm liều nhắc lại sau 10 năm tính từ liều đã tiêm.
[4] Phục hồi chức năng hô hấp:
[5] Các điều trị khác
- Vệ sinh mũi họng thường xuyên.
- Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh.
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt.
- Phát hiện và điều trị các bệnh đồng mắc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?