Đơn vị của ông Lê Văn Bình đang lập dự toán công trình xây dựng kè biển và áp dụng Định mức ban hành kèm theo Quyết định số 65/2003/QĐ-BNN ngày 2/6/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lập dự toán hạng mục đúc tấm lát bê tông (loại có ngàm). Theo Định mức nêu trên, hao phí nhân công bậc 3,5/7 là 4,12 công/m3. Ông Bình muốn được biết, định mức này có bao gồm phần nhân công gia công lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn không và có thể áp dụng để lập dự toán công trình xây dựng kè biển không?
Hiện nay giá cả biến động theo từng tháng do đó dự toán phải chỉnh sửa theo, kể cả các công trình đã có quyết định phê duyệt nhưng chưa thi công chủ đầu tư yêu cầu tư vấn lập lại theo giá mới. Chúng tôi muốn hỏi Bộ Xây dựng:
- Chúng tôi có được hưởng tiền lập lại dự toán đó không? Nếu được lấy theo thông tư hướng dẫn nào của Bộ Xây dựng và tỷ lệ là bao nhiêu?
- Có nhiều công trình chúng tôi ước tính khối lượng công việc lập lại dự toán khoảng 30% và chi phí dự toán khoảng 10% nên chúng tôi tính: (10% x 30% x chi phí thiết kế) nhưng khi đi duyệt cơ quan thẩm định không chấp nhận và hỏi cơ sở nào và họ cũng chỉ ước tính bao nhiêu cũng được tuỳ theo cảm nhận của họ mà chủ đầu tư thì cũng không biết dựa vào đâu để tính toán. Chúng tôi rất mong Bộ Xây dựng có một hướng dẫn cụ thể để đơn vị tư vấn có cơ sở thực hiện.
- Công trình đã có quyết định nhưng chưa thi công do đó Chủ đầu tư yêu cầu Tư vấn lập lại dự toán. Vậy chi phí đó Chủ đầu tư không thanh toán cho tư vấn đúng hay sai?
- Nếu Chủ đầu tư thanh toán cho Tư vấn thì lấy từ nguồn nào có được đưa vào tổng mức đầu tư không?
Công ty chúng tôi đang thực hiện đầu tư một dự án có thông tin như sau:
- Nguồn vốn: Đầu tư phát triển của doanh nghiệp và vốn vay từ các tổ chức tín dụng.
- Tên dự án: Sonadezi Building.
- Địa điểm: Số 1, đường 1, KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai.
- Công trình cấp đặc biệt, Hồ sơ thiết kế lập 3 bước (TKCS, TKKT, TKBVTC).
- Hiện nay dự toán công trình lập ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt ngày 10/7/2008 (Dự toán công trình bao gồm: CPXD, CPTB,QLDA,TVĐT,CPK, DPP); Tổng mức đầu tư của dự án được xác định trên cơ sở của dự toán này và đã được phê duyệt; Kế hoạch đấu thầu cho toàn bộ dự án đã được phê duyệt ngày 24/9/2008 (Giá gói thầu trong KHĐT được lập trên cơ sở dự toán công trình lập ở giai đoạn TKKT nêu trên).
Hỏi: Việc lập dự toán ở giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công có bắt buộc phải lập Dự toán công trình hay không? Hay chỉ cần lập dự toán chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và một số dự toán về công tác tư vấn cần phải lập dự toán (ở giai đoạn TKKT các chi phí này được xác định theo định mức tỷ lệ); Nếu lập lại Dự toán công trình ở giai đoạn TKBVTC thì phải phê duyệt lại tổng mức đầu tư và phải lập lại dự án đầu tư.
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Nguyễn Chí Thanh (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp thắc mắc về thẩm quyền phê duyệt dự toán xây dựng đối với các trường hợp thực hiện thiết kế ba bước.
Tại Điểm b, Khoản 1, Điều 82 Luật Xây dựng 2014 quy định: "Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước".
Tuy nhiên, Điểm b, Khoản 2, Điều 24 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP lại quy định: "Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước".
Các quy định trên có thể hiểu, cùng là thiết kế 3 bước nhưng Luật Xây dựng quy định người quyết định đầu tư duyệt dự toán xây dựng, nhưng Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định chủ đầu tư phê duyệt dự toán xây dựng.
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Thanh đề nghị cơ quan chức năng giải đáp rõ vấn đề trên.
Ông Bùi Lê Ngọc Minh (tỉnh Tiền Giang), công tác tại Công ty TNHH tư vấn thiết kế và giám sát điện, đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn về việc áp dụng định mức dự toán công trình chiếu sáng. Công ty ông Minh được giao thiết kế bản vẽ thi công hệ thống chiếu sáng toàn khu đường nội bộ Công ty sản xuất nông sản thực phẩm. Ông Minh đề nghị cho biết, định mức chi phí thiết kế của công trình chiếu sáng toàn khu đường nội bộ Công ty được áp dụng như thế nào theo Công văn 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ Xây dựng? Việc áp dụng chi phí thiết kế công trình chiếu sáng như trên có yêu cầu thiết kế 2 bước không?
Ông Vũ Hồng Thuấn (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) phản ánh: Theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị gồm đơn xin cấp giấy phép xây dựng, bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất và bản vẽ thiết kế.
Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường quy định: Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
Theo Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy thì văn bản thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế và cấp phép xây dựng.
Ông Thuấn đề nghị được giải đáp: Việc cơ quan thẩm quyền yêu cầu chủ đầu tư xây dựng công trình nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP nêu trên có cần thiết phải có bản cam kết môi trường và phòng cháy chữa cháy không
Viện Quy hoạch Đô thị và Nông thôn tỉnh Quảng Nam là đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Việc cải tạo, mở rộng trụ sở làm việc sẽ sử dụng 100% kinh phí lấy từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp (được trích lập từ hoạt động dịch vụ tư vấn thiết kế của Viện). Nguồn vốn này không có trong danh mục “Nguồn vốn đầu tư” được xác định theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Ông Vương hỏi, đơn vị của ông có được áp dụng tương tự như nguồn vốn đầu tư là “Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước” theo điểm b, khoản 1, Điều 2 Nghị định 12/2009/NĐ-CP nêu trên không? Đơn vị có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo kinh kế - kỹ thuật, Kế hoạch đấu thầu... cho công trình này không?
Bà Trần Thị Cẩm Vân (ttcamvan.81@...) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp : Nghị định số 12/2009/NĐ-CP có quy định: “Đối với dự án của doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.
Còn trong Điều lệ Công ty của bà Vân đã được phê duyệt quy định, chủ sở hữu có quyền "quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm gần nhất".
Trong trường hợp công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước sử dụng nguồn vốn của Công ty để đầu tư các dự án thì có phải báo cáo chủ sở hữu là UBND tỉnh về chủ trương và quy mô đầu tư không?
Bộ Xây dựng đã nhận được câu hỏi của Ban Quản lý dự án Xây dựng Cơ bản - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn hỏi về nội dung liên quan đến việc thẩm tra thiết kế xây dựng.
Hiện nay chúng tôi đang thiết kế chung cư 22 tầng và một tầng hầm tại Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đã tham gia chủ trì một trường phổ thông 5 tầng (dự án cấp 2), trường đại học 11 tầng cao 40m (dự án cấp 2) trường Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh cao 11 tầng (dự án cấp 2) và nhiều dự án cấp 2 khác. Như vậy tôi có đủ điều kiện để chủ trì dự án chung cư 22 tầng và một tầng hầm (dự án cấp 1 hoặc cấp đặc biệt) hay không?
Công ty chúng tôi được thành lập năm 2010, trong giấy phép đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp có chức năng hành nghề hoạt động tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng công trình thủy lợi. Đến nay năm 2015, công ty đã tham gia giám sát trên 5 công trình thủy lợi cấp IV. Số lượng kỹ sư có giấy chứng chỉ hành nghề giám sát kỹ thuật xây dựng công trình thủy lợi là 3 kỹ sư (có đóng bảo hiểm).
Chúng tôi được biết, theo khoản 3, Điều 51 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì đơn vị được giám sát công trình cấp III (đã giám sát được ít nhất 5 công trình cấp IV): “Đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã giám sát thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì được giám sát thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại”. Nhưng vừa rồi đăng ký thông tin năng lực công ty trên trang web của Sở Xây dựng thì Sở chỉ công nhận cho công ty chúng tôi giám sát kỹ thuật xây dựng công trình thủy lợi cấp IV.
Vậy, chúng tôi muốn được biết Sở Xây dựng chỉ công nhận năng lực giám sát kỹ thuật xây dựng công trình thủy lợi của công ty chúng tôi trên trang web của Sở là từ cấp IV trở xuống có đúng không?
Thôn Đoài, thuộc xã X được một tổ chức nước ngoài hỗ trợ một phần kinh phí để mua thêm các trang thiết bị và sửa lại một phần nhà trẻ của thôn. Nhân dịp này, Tổ phụ nữ của thôn có sáng kiến huy động mỗi hộ gia đình trong thôn số tiền 10.000 đồng để đóng góp thêm vào việc tu sửa toàn bộ nhà trẻ. Sáng kiến này được toàn thể dân trong thôn nhất trí và cũng được chính quyền xã ủng hộ chỉ đạo tổ chức thực hiện theo phương án đó. Người dân thôn Đoài rất phấn khởi, nhưng cũng e ngại rằng khi tổ chức thi công, chất lượng công trình không được bảo đảm. Do đó, tại cuộc họp do Trưởng thôn triệu tập để lấy ý kiến về phương án sửa chữa nhà trẻ, nhiều ý kiến đề nghị phải lập một Tổ giám sát thi công của thôn để bảo đảm chất lượng công trình, tránh tình trạng công trình vừa xây xong đã hỏng như ở một số thôn bên. Tuy nhiên, đại diện Uỷ ban nhân dân xã có mặt tại cuộc họp cho rằng vì phần lớn kinh phí xây dựng nhà trẻ là của dự án tài trợ cho xã, trong đó, Uỷ ban nhân dân xã là cơ quan tiếp nhận tài trợ nên việc giám sát thi công sẽ do xã cử cán bộ theo dõi. Dân thôn Đoài vẫn giữ nguyên ý kiến và Trưởng thôn đã kiến nghị vấn đề này lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã cần giải quyết tình huống này thế nào?
Ông Trương Ngọc Sơn (tỉnh Thanh Hóa) hỏi: Ban Quản lý dự án có đủ năng lực giám sát công trình làm hợp đồng trách nhiệm giám sát với cán bộ kỹ thuật trong Ban. Vậy cán bộ này được hưởng tiền giám sát theo dự toán được duyệt hay theo chế độ làm việc ngoài giờ?
Theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 82 Luật Xây dựng 2014: "Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước".
Tuy nhiên, Điểm b, Khoản 2, Điều 24 Nghị định 59/2015/NĐ-CP lại quy định: "Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước".
Vậy, tôi xin hỏi, công trình chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì người quyết định đầu tư hay chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công dự toán?
Ông Thái Hoàng Ân (thaihoanganvn@...) làm việc tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ngân sách Nhà nước đề nghị được giải đáp thắc mắc về việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán trang thiết bị đối với công trình trường học do Ban quản lý dự án được giao làm chủ đầu tư như sau :
Theo phản ánh của ông Ân, các công trình trường học bao gồm nhiều hạng mục như xây lắp, trang thiết bị... đối với hạng mục trang thiết bị công trình, lúc lập dự án, dự toán được tạm tính bằng suất đầu tư. Sau khi được UBND thành phố phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự án có triển khai đến hạng mục trang thiết bị, trong hạng mục này có thiết kế bản vẽ thi công và dự toán trang thiết bị. Vậy, chủ đầu tư là Ban quản lý dự án có được phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán trang thiết bị không?
Theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP tại Điều 2: Bảo đảm canh tranh đấu thầu, mục 3 là: Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng 1 dự án, gói thầu bao gồm: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát.
Theo Nghị định 121/2013/NĐ-CP tại Điều 26: Vi phạm quy định về lập thiết kế, dự toán xây dựng công trình, mục C: Thực hiện hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình do mình thiết kế đối với những công trình sử dụng vốn nhà nước là không được phép.
Như vậy công ty chúng tôi có thể vừa tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công vừa tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình được hay không, có trái với quy định pháp luật không? Có Luật, Nghị định, Thông tư nào hướng dẫn về vấn đề này không?
Ông Phạm Văn Tuấn (TP. Hải Phòng) đề nghị cơ quan chức năng xem xét, có biện pháp giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp trong việc xác định thời điểm nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước. Ông Tuấn phản ánh: Theo Thông tư số 29/2008/TT-BTC, thời điểm xác định thuế GTGT đối với xây dựng, lắp đặt các công trình nguồn vốn nhà nước là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành. Còn theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC, thời gian gia hạn nộp thuế tối đa không quá 1 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế. Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng có những công trình 4 – 5 năm Nhà nước vẫn chưa thanh toán, nếu thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm hoàn thành công trình sẽ khiến các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Ông Tuấn đề nghị cơ quan chức năng xem xét, có biện pháp giải quyết vướng mắc trên.
Xin chào luật sư: Công ty em có ký hợp đồng ngày 10/12/2011về việc cung ứng và lắp đặt hệ thống camera trị giá 130 triệu, thời hạn hoàn thành là sau 30- 45 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, thời hạn thanh toán :đợt 1: 30 triệu ngay sau ký hợp đồng, đợt 2 thanh toàn sau khi 2 bên đồng ý nghiệm thu và đưa vào hoạt động vào ngày 15-20 tháng 02 khách hàng phải thanh toán hết số tiền còn lại. Nhưng trong vòng 34 ngày công ty em đã hoàn thành công trình và tiến hành nghiệm thu đi vào hoạt động thì bên giám đốc khách hàng mượn lý do là ko có mặt tại công ty nên ko ký đc, đôi lúc mượn lý do chỉnh sữa lại hướng camera để tạm hoãn việc ký bàn giao nhưng bên em đã thực hiện đầy đủ và chủ quan ko ký xác nhận bằng giấy tờ mà chỉ gọi điện thông báo bên khách hàng thôi. Công ty em phải xuống nhiều lần mới có thể gặp đc Giám đốc bên khách hàng để ký bàn giao(vì bên khách hàng ko đưa ra lich trình khi nào ký biên bản nghiệm thu camera)đến ngày 05/04/2012 bên em mới ký đc biên bản nghiệm thu công trình. Hiện tai hôm nay ngày 24/09/2012 vẫn chưa thu đc hết số tiền còn lại 67.000.000 đồng.Nhưng khách hàng mượn lý do là bên em ký biên bản nghệm thu không đúng với hợp đồng nên vẫn chưa chịu thanh toán cho bên em. Bây giờ em kiện ra tòa có được không luật sư, có hợp lý về pháp luật không, có khả năng thắng kiện và đòi lại số tiền còn lại ko? Và nếu khách hàng ko thanh toán thì em có quyền tháo gỡ hàng hóa về vì bên bán ko chiu thanh toán số tiền còn lại của hợp đồng hay không? và nếu tháo gỡ đc thì cần giấy tờ gì hợp lệ với pháp luật? Mong luật sư trả lời sớm giúp em, em cảm ơn luật sư
Công ty cổ phần xây dựng AZ, trong năm 2015 có thực hiện xây dưng một số công trình, trong đó có 01 công trình có 60% giá trị công trình là do nguồn vốn của người dân đóng góp và tự làm. Hỏi công trình này có thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, Thuế TNDN và TNCN không?
Xây dựng công trình trong phạm vi góc khuất làm cản trở tầm nhìn của phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt bị xử phạt như thế nào? Mong nhận được câu trả lời từ ban biên tập. Xin cám ơn!