Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN III : 2014 về kiểm định Vắc xin thành phẩm?

Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN III : 2014 về kiểm định Vắc xin thành phẩm? Kiểm định Vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà thành phẩm được quy định như thế nào?

Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN III : 2014 về kiểm định Vắc xin thành phẩm?

Tiêu chuẩn quốc gia về thuốc là văn bản kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá và kiểm nghiệm chất lượng thuốc. Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc này có 51 tiêu chuẩn, chia thành 5 phần như sau:

Phần 1: Phương pháp kiểm nghiệm thuốc và chuyên mục gồm 3 tiêu chuẩn;

Phần 2: Nguyên liệu hóa dược gồm 13 tiêu chuẩn;

Phần 3: Thành phẩm hóa dược gồm 12 tiêu chuẩn;

Phần 4: Dược liệu gồm 16 tiêu chuẩn;

Phần 5: vắc xin gồm 7 tiêu chuẩn.

Danh pháp, thuật ngữ trong Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc được viết theo quy định của Hội đồng Dược điển Việt Nam, Bộ Y tế. Các thuật ngữ dược phẩm được viết dựa trên nguyên tắc việt hoá tên chung quốc tế Latin (DCI Latin) một cách hợp lý nhằm tránh làm biến dạng mặt chữ quá khác so với thuật ngữ quốc tế. Tên hợp chất hữu cơ được viết theo danh pháp do Hiệp hội quốc tế hoá học thuần tuý và ứng dụng (I.U.P.A.C) quy định.

Trong một số trường hợp cá biệt, các thuật ngữ tiếng Việt đã quen dùng đối với một số nguyên tố, hoá chất hay tên dược liệu vẫn tiếp tục sử dụng.

Căn cứ tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN III : 2014 quy định về phạm vi áp dụng bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc như sau:

- Các phương pháp kiểm nghiệm thuốc áp dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin và sinh phẩm y tế, dược liệu và thuốc từ dược liệu đăng ký lưu hành trong nước.

- Các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bảo quản và các yêu cầu có liên quan đến chất lượng đối với các nguyên liệu hoá dược; áp dụng để kiểm tra đánh giá chất lượng các nguyên liệu hoá dược đăng ký lưu hành trong nước.

- Các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bảo quản và các yêu cầu có liên quan đến chất lượng thành phẩm hoá dược; áp dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng các thành phẩm hoá dược đăng ký lưu hành trong nước.

- Các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bảo quản và các yêu cầu có liên quan đến chất lượng dược liệu; áp dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu đăng ký lưu hành trong nước.

- Các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp kiểm nghiệm, bảo quản và các yêu cầu có liên quan đến chất lượng vắc xin; áp dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng vắc xin đăng ký lưu hành trong nước.

Đối với các các nguyên liệu hoá dược, các thành phẩm hoá dược, các vắc xin, các dược liệu, các phương pháp kiểm nghiệm thuốc không nêu trong bộ tiêu chuẩn này hoặc Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc TCVN 1:2009 và Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc TCVN 11:2012 thì các nhà sản xuất và/hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể áp dụng tiêu chuẩn cơ sở hoặc tiêu chuẩn nước ngoài theo quy định hiện hành.

Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN III : 2014 về kiểm định Vắc xin thành phẩm?

Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN III : 2014 về kiểm định Vắc xin thành phẩm? (Hình từ Internet)

Kiểm định Vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà thành phẩm được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Phần 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN III : 2014 quy định về kiểm định Vắc xin bạch hầu-uốn ván-ho gà thành phẩm được quy định như sau:

Nhận dạng thành phần bạch hầu-uốn ván-ho gà

Thành phần bạch hầu-uốn ván-ho gà toàn tế bào trong vắc xin DTPw - HeB - Hib hấp phụ được tách gel bằng cách cho thêm natri citrat (C6H5O7Na3.2H2O) với nồng độ 5% ủ ở 37 °C trong 48h.

Sau đó ly tâm 2000 r/min trong 15 min. Nước nổi được dùng để nhận dạng thành phần bạch hầu và uốn ván bằng phản ứng lên bông, cặn ly tâm dùng để nhận dạng thành phần ho gà có trong vắc xin bằng phản ứng ngưng kết trên phiến kính với các huyết thanh kháng ho gà đặc hiệu (Phụ lục 15.19).

Nhận dạng thành phần Hib (Như ở mục sản xuất kháng nguyên Hib)

Phương pháp: Phản ứng ngưng kết Latex hoặc một phản ứng hóa miễn dịch phù hợp.

Tiêu chuẩn: Dương tính với kháng huyết thanh đặc hiệu.

Nhận dạng HBsAg

Nhận dạng HBsAg bằng các thử nghiệm hóa miễn dịch phù hợp, như thử nghiệm miễn dịch phóng xạ (RIA), thử nghiệm hấp phụ miễn dịch gắn men (ELISA), thấm miễn dịch hoặc khuếch tán miễn dịch đơn. Vắc xin mẫu thử được so sánh với vắc xin mẫu chuẩn quốc tế hoặc vắc xin mẫu chuẩn quốc gia.

Vô khuẩn

Đạt yêu cầu vô khuẩn (Phụ lục 15.7).

An toàn chung

Thử nghiệm được tiến hành trên chuột nhắt trắng và chuột lang khỏe mạnh. Tiêm vào ổ bụng cho 5 chuột nhắt trắng có khối lượng 17 g/con đến 22 g/con, mỗi con một nửa liều tiêm cho người; tiêm vào ổ bụng 2 chuột lang có khối lượng 250 g đến 350 g; mỗi con một liều tiêm cho người nhưng không quá 1 ml/con.

Vắc xin được coi là không có độc tính bất thường nếu tất cả các động vật thí nghiệm sống khỏe mạnh và lên cân trong thời gian ít nhất 7 ngày thử nghiệm và không có dấu hiệu nhiễm độc.

Công hiệu

Tiến hành kiểm tra ở mẫu vắc xin DTPw - HeB - Hib thành phẩm khi chưa kiểm tra công hiệu trên vắc xin bán thành phẩm hoặc khi có chỉ định cần thiết (Phụ lục 15.22; 15.23; 15.24; 15.43).

Tính chất vật lý, hóa học

- Cảm quan

Kiểm tra bằng mắt thường: huyền dịch vắc xin chia thành 2 lớp, phần dung dịch phía trên trong suốt không màu hoặc vàng nhạt; lớp lắng cặn dưới đáy lọ có màu trắng xám.

Nhanh chóng tạo huyền dịch đồng nhất sau khi lắc nhẹ, không lẫn chất lạ.

- Tính chất vật lý

Thể tích vắc xin mỗi lọ: Giới hạn cho phép chênh lệch thể tích + 10% so với thể tích ghi trên nhãn.

- Tỷ lệ loại bỏ:

Đối với vắc xin đa liều: không quá 3 %.

Đối với vắc xin liều đơn: không quá 5 %.

Không bị đông băng (tiêu chuẩn này chỉ kiểm tra sau khi bảo quản hay vận chuyển theo dây chuyền lạnh, không phải tiêu chuẩn xuất xưởng của nhà sản xuất): Lọ vắc xin mẫu thử phải có tốc độ lắng cặn chậm hơn nhiều so với lọ chứng dương và không có sự tạo hạt hay hình ảnh bông tuyết lơ lửng trong huyền dịch vắc xin hay kết thành cục sau khi lắc.

Chất bảo quản

Hàm lượng thimerosal cho phép là 0,005 % đến 0,02 % (Phụ lục 15.29).

Chất hấp phụ

Hàm lượng Al3+ trong vắc xin DTPw - HeB - Hib hấp phụ từ 0,55 mg/ml đến 0,77 mg/ml; Hàm lượng nhôm phosphat từ 2,5 mg/ml đến 3,5 mg/ml (Phụ lục 15.27).

pH

6,0 đến 7,0 (Phụ lục 15.33).

Formaldehyd tồn dư

Không được quá 0,02 % (Phụ lục 15.25).

Bảo quản và hạn dùng

Bảo quản ở nhiệt độ 2 °C đến 8 °C vắc xin có thể giữ công hiệu 2,5 năm.

Nhà sản xuất phải đưa ra khuyến cáo về điều kiện bảo quản và vận chuyển vắc xin DTPw - HeB - Hib hấp phụ để đảm bảo rằng vắc xin đạt công hiệu theo yêu cầu cho đến khi hết hạn sử dụng như đã đăng ký và ghi trên nhãn. Vắc xin DTPw - HeB - Hib hấp phụ phải được bảo quản sao cho không bị đông băng.

Hạn dùng của vắc xin phải được cơ quan kiểm định quốc gia chấp thuận và cố định, dựa vào các số liệu nghiên cứu tính ổn định của vắc xin và không được quá 2,5 năm tính từ cuối thử nghiệm kiểm tra công hiệu (tính từ ngày tiêm miễn dịch trên động vật thí nghiệm).

Đóng gói

Hộp 10 lọ tương đương 100 liều (mỗi lọ 5 ml chứa 10 liều).

Lọ được đóng kín bằng nút cao su, ngoài nút cao su được đậy kín bởi một nắp nhôm.

Nhãn

Những thông tin đối với nhãn, hộp, tờ hướng dẫn sử dụng phải đáp ứng những yêu cầu của quy định hiện hành.

Quy định về Vắc xin quai bị như thế nào?

Căn cứ tại Phần 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN III : 2014 quy định về Vắc xin quai bị được quy định như sau:

Vaccinum parotitidis vivum

Vắc xin quai bị là một chế phẩm chứa virus quai bị sống, giảm độc lực, dạng đông khô; được sản xuất từ các virus phát triển trên dòng tế bào thích hợp.

Hoàn nguyên vắc xin ngay trước khi sử dụng bằng nước hồi chỉnh như đã ghi trên nhãn, được dung dịch trong, có thể có màu nếu có chất chỉ thị pH.

Chế phẩm phải thoả mãn tất cả các yêu cầu dưới đây:

SẢN XUẤT

Chủng sản xuất

Sản xuất được dựa trên hệ thống chủng gốc (master seed) virus giảm độc lực, được phê duyệt bởi Cơ quan Kiểm định Quốc gia. Chủng virus quai bị dùng để sản xuất vắc xin phải có hồ sơ ghi chép lịch sử chủng, bao gồm những thông tin về chủng gốc và các đời nhân lên tiếp theo của chủng này. Chủng sản xuất được bảo quản ở dạng đông khô trong điều kiện nhiệt độ dưới âm 20 °C;

Nếu không đông khô phải được bảo quản ở nhiệt độ dưới âm 60 °C và được giám sát chặt chẽ nhiệt độ trong quá trình bảo quản. Chủng sản xuất phải tuân thủ các điều kiện dưới đây:

Nhận dạng:

Các lô chủng gốc và chủng sản xuất phải được nhận dạng bằng phương pháp trung hòa với kháng huyết thanh đặc hiệu quai bị trên nuôi cấy tế bào hoặc nhận dạng bằng phương pháp RT-PCR.

Hàm lượng virus:

Hàm lượng virus của các lô chủng gốc và chủng sản xuất phải được kiểm tra để đảm bảo tính ổn định của sản xuất.

Các yếu tố ngoại lai:

Lô chủng sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu đối với các lô chủng sản xuất vắc xin, không được có các yếu tố ngoại lai.

Độc lực:

Lô chủng sản xuất phải tuân thủ yêu cầu về thử nghiệm độc lực của các vắc xin sống. Khỉ Macaca và Cercopithecus phù hợp với thử nghiệm này.

Tế bào sản xuất

Sử dụng ngân hàng tế bào sản xuất hoặc từ tế bào phôi có nguồn gốc từ trứng không có tác nhân gây bệnh (SPF) và được cơ quan kiểm định quốc gia phê chuẩn.

Huyết thanh dùng trong môi trường nuôi cấy tế bào:

Huyết thanh dùng để nhân tế bào dùng cho sản xuất vắc xin quai bị phải được kiểm tra và chứng minh là đạt yêu cầu vô khuẩn (không có vi khuẩn, nấm và Mycoplasma và chứng minh không có chứa virus). Huyết thanh người không được sử dụng trong tất cả các môi trường nuôi cấy của quá trình sản xuất vắc xin.

Quy trình sản xuất và kiểm định sản xuất

Chủng virus quai bị được phát triển trên tế bào phôi hoặc tế bào từ ngân hàng tế bào sử dụng môi trường thích hợp. Hỗn dịch virus được gặt, trộn, bổ sung chất bảo quản, lọc, pha loãng, đóng lọ và đông khô theo quy trình đã được phê chuẩn.

Trong quá trình sản xuất, tất cả các khâu đều được kiểm tra từ nguyên liệu nguồn (trứng, môi trường sử dụng cho sản xuất, huyết thanh bào thai bê, trypsin tách tế bào, ...); tế bào sử dụng cho sản xuất, mẻ gặt đơn, loạt hỗn dịch virus trộn, vắc xin bán thành phẩm trung gian, vắc xin bán thành phẩm cuối cùng, ...được kiểm tra tác nhân ngoại lai, kiểm tra hiệu giá virus, kiểm tra tính vô khuẩn...

Tất cả quá trình sản xuất ngân hàng tế bào và các nuôi cấy tế bào tiếp theo sau đó phục vụ cho quá trình sản xuất vắc xin quai bị đều phải được tiến hành trong các điều kiện vô trùng, trong khu vực không lưu giữ các dòng tế bào khác.

Huyết thanh động vật có thể được sử dụng trong môi trường nuôi cấy của quá trình sản xuất. Huyết thanh và trypsin dùng để pha chế huyền dịch tế bào và pha môi trường nuôi cấy sẽ phải cho thấy không chứa các yếu tố ngoại lai. Môi trường nuôi cấy tế bào có thể chứa một chỉ thị pH như đỏ phenol và lượng kháng sinh nhỏ nhất có tác dụng.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn Việt Nam
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm tã (bỉm) giấy trẻ em, sử dụng một lần theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10584 : 2014 về Tã (bỉm) trẻ em?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích và nguyên tắc về triệu hồi sản phẩm tiêu dùng - hướng dẫn người cung ứng là gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10579:2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục đích chính của TCVN 10532:2014 quy định phép thử độ ổn định ngang đối với tổ hợp ôtô con và rơ mooc là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu đối với tài liệu cơ bản phục vụ lập quy trình vận hành hồ chứa nước là gì theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13998:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà vệ sinh công cộng cố định được bố trí tại các địa điểm nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13982:2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN III : 2014 về kiểm định Vắc xin thành phẩm?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống chiếu sáng nhân tạo bên ngoài công trình công cộng phải bảo đảm yêu cầu gì theo TCVN 13608:2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Khẩu trang y tế phòng độc hóa chất có các bộ phận nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8389-3:2010?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bao nhiêu phương pháp lấy mẫu cacbon dioxit trong phòng cháy chữa cháy theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6100:1996?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục chất thải nguy hại theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6706:2009?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn Việt Nam
Lê Nguyễn Minh Thy
99 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào