Xin chào luật sư! Tôi muốn hỏi có trường hợp vợ chồng đã ly thân cách đây 5 năm và trong năm ly thân người vợ sống ở nước ngoài. Tất cả thu nhập của vợ được gửi về cho bố mẹ đẻ và một phần gửi cho chồng nuôi con. Đến nay anh chồng đòi ly hôn và chia tài sản. Vậy tôi xin hỏi số tài sản mà người vợ có được trong thời gian hai người ly thân có được coi là tài sản chung hay không? Nếu ly hôn thì có phải chia cho chồng hay không? Trước khi cưới nhau người vợ được ông bà ngoại cho một ngôi nhà như vậy ngôi nhà đó có phải là tài sản chung hay không? (Ngôi nhà hiện tại mang tên người vợ). Vậy theo luật hôn nhân hiện hành trách nhiệm tài sản của người chồng được chia thế nào?
Vợ chồng tôi có một con chung đang sống tại TP.HCM, riêng tôi có thêm một con gái riêng hiện đang định cư ở Mỹ.
Vợ chồng tôi có hai căn nhà là tài sản chung. Căn mua năm 2010 do mình tôi đứng tên trên sổ hồng còn căn mua năm 2013 hai vợ chồng đứng tên.
Nay tôi muốn làm di chúc cho con riêng của mình căn nhà năm 2010 thì tôi có làm được không? Di chúc này cần phải cơ quan nào chứng thực thì mới được xem là hợp pháp? (Nguyễn Hải, quận Tân Bình, TP.HCM)
Tháng 7 năm 2006, do tuổi đã cao nên ông Nguyễn Văn A muốn đến Uỷ ban nhân dân xã để lập di chúc để lại ngôi nhà với diện tích 50 m2 được xây dựng trên một khuôn viên đất rộng 100m2 cho ba người con là anh Nguyễn Văn B, chị Nguyễn Thị C và anh Nguyễn Văn D. Ngôi nhà và mảnh đất này là tài sản chung của ông A và bà T đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, nhưng cách đây 3 năm, bà T đã chết và không để lại di chúc. Bố mẹ của bà T cũng đã qua đời trước bà khá lâu. Uỷ ban nhân dân xã cần giải quyết yêu cầu của ông A như thế nào?
Chào luật sư! Chúng tôi có một câu hỏi mong luật sư tư vấn: Bố mẹ đẻ chúng tôi xây dựng gia đình từ năm 1955, ông bà sinh được 6 người con (3 nam, 3 nữ) tài sản của ông bà gồm: 5 gian nhà lợp ngói đỏ trên diện tích gần 400m 2 với mét mặt là 21,67m bên đường quốc lộ 1A (tính từ Ninh Bình đi Hà Nội dưới km số 5 khoảng 30m). Bố chúng tôi mất năm 1985 không để lại di chúc , mẹ tôi đã cùng ba người con trai tự ý định đoạt, ngầm chia số tài sản chung của bố mẹ. Việc chia tài sản chung của bố mẹ không có sự tham dự của 3 người con gái. Chúng tôi không được họp và không được hưởng tài sản chung. Chúng tôi đã góp ý đề nghị họp gia đình nhưng mẹ và ba người con trai không đồng ý, chúng tôi đã làm đơn lên Ủy ban xã đề nghị can thiệp giải quyết ngày 7-1-2005 UBND xã với đầy đủ thành phần của các ban ngành trong xã triệu tập các thành viên trong gia đình tôi đến giải quyết xong không thể giải quyết được. Ngày 4-3-2005 , chúng tôi đệ đơn lên Tòa án tỉnh Ninh Bình đã giải quyết số tài sản trên được chia đôi (một nửa là của bố, một nửa là của mẹ). Số mét mặt được TAND tỉnh Ninh Bình chia phần của bố chúng tôi cho 6 người con và mẹ tôi là: mỗi người 1,5 mét mặt . Xong 3 người con trai và mẹ tôi làm đơn kháng cáo lên TAND tối cao tại Hà Nội và TAND tối cao xét xử vào ngày 19-1-2007 thì 3 chị em tôi không được thừa kế một chút nào tài sản của bố . Hiện nay, đang ở trên đất của bố mẹ tôi có mẹ chúng tôi, em trai tôi. Em gái tôi (cùng đứa con gái) có hoàn cảnh khó khăn cũng chung sống ở đó, nhiều lần bị mẹ và các anh trai, chị dâu, các cháu đuổi. Vậy chúng tôi xin hỏi: - Theo như nội dung trên, chúng tôi có được hưởng thừa kế không? - TAND tối cao xét xử như thế có đúng không? - Và chúng tôi cần làm những thủ tục tiếp theo như thế nào?
Vợ xin ly hôn chồng và xuất trình một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên hai vợ chồng. Chồng khiếu nại cho rằng mình không xin cấp đất nên chính quyền đã thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tòa án có xác định đất đó là của vợ chồng không?
Xin luật sư cho tôi hỏi là : Ông nội và bà nội tôi có căn nhà năm 1954 . Năm 1983 , bà mất , năm 1992 , ông mất. Ông bà có 5 người con , cha tôi là người con trai thứ nhất sinh năm 1929, còn lại là 4 cô em gái , 1 người đã chết năm 2002 ( chồng mất và không có con ) . Năm 1954 cha tôi đi tập kết ra bắc , năm 1976 - trở về sài gòn ở - năm 1977 - do gia đình các em xích mích với tôi nên tôi phải quay ra bắc lại . Năm 1987 , tôi trở về sài gòn sinh sống cùng ông nội và các cô . Năm 1991 , các cô tôi lại đuổi gia đình tôi đi . Căn nhà của ông bà tôi để lại chưa có sổ hồng , chỉ có kê khai 1977 cùng giấy mua bán tay của ông tôi . Năm 1999 , cô tôi đăng ký kê khai nhà đất . Năm 2001 nhà nước quy hoạch lấy 1 phần nhà làm đường , được tiền bồi thường 35 triệu , các cô tôi đã gọi cha tôi đến ký bản giấy tay , do các cô tôi tự viết và nói cha tôi nhận 10 triệu và không được nhận phần nhà nữa (không có sự hiện diện của chúng tôi ) , do cha tôi không biết chữ , không biết đọc và chỉ viết tên trong giấy tay . Các cô tôi đã bán 1 phần căn nhà khoảng 15m năm 2009 bằng giấy tay , không hỏi ý kiến cha tôi . Ngày 13/5/2009 , tôi nộp hồ sơ được UBND phường hòa giải , anh em tự giải quyết thương lượng với nhau , nhưng không thành Ngày 27/7/2009 - tôi được cha tôi ủy quyền gửi đơn yêu cầu phân chia tài sản chung đến tòa án thì tôi hỏi tòa án , tòa án yêu cầu phải có giấy sổ hồng . Hiện nay tôi chưa đi liên hệ được ở nơi nào . Tháng 5/7/2010 cha tôi mất . Nay tôi xin hỏi với những giấy tờ trên , tôi có thể liên hệ tòa án để phân chia tài sản hay không ? Và bằng cách nào ? Hay tôi chỉ có thể nộp đơn xin ngăn chặn tại UBND phường không cho làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho căn nhà hay không ? Vì hiện nay cô tôi đang cư ngụ tại căn nhà đó . Hoặc tôi có thể nộp đơn tại UBND quận xin ngăn chặn được không ? Tòa án sẽ giải quyết như thế nào ? Xin chân thành cám ơn !
Mặc dù chưa ly hôn với vợ nhưng tôi đã cưới và kết hôn với chị Lý. Theo yêu cầu của vợ cũ, tòa án đã tuyên bố hủy kết hôn trái pháp luật giữa tôi và chị Lý. Trong thời gian chung sống với nhau được 5 năm, tôi và chị Lý đã cùng nhau mua được một căn nhà. Xin hỏi, theo quy định của pháp luật, quan hệ tài sản giữa tôi và Lý được giải quyết như thế nào? - Nguyễn Ngọc Anh (Nam Đồng, Đống Đa)
Tôi đang làm hồ sơ thế chấp sổ đỏ để vay vốn ngân hàng nhưng ngân hàng lại yêu cầu có xác nhận của các thành viên trong gia đình vì trên sổ đỏ ghi tên Hộ gia đình. Xin hỏi luật sư, ngân hàng yêu cầu như vậy có đúng không? Đất này là do tôi tự mua, khi làm lại sổ đỏ thì Ủy ban ghi trên đó là Hộ gia đình.
Đầu năm 2013, Tôi thắng kiện bà B về thanh toán nợ và Tòa án tuyên buộc bà B trả cho tôi số tiền gốc lẫn lãi. Khi làm đơn yêu cầu Thi hành án bằng cách phát mãi tài sản là một căn nhà của bà B ở quận Thủ Đức thì được biết trong năm đó, vợ chồng bà B đã thông đồng lập văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung với nội dung: Chồng bà A được toàn quyền quản lý sử dụng căn nhà trên. Hiện nay, cơ quan Thi hành án cho biết bà B không có tài sản nào khác để có thể thi hành. Tôi phải làm sao để lấy lại được tiền thưa luật sư?
Kính nhờ luật sư tư vấn giùm tôi trường hợp sau:
Ông bà Nội tôi đứng tên sở hữu 1 căn nhà chung, được cấp sổ hồng năm 2004 dù bà Nội tôi đã mất năm 2002. Do bà Nội mất không để lại di chúc nên nội dung của TK trước bạ năm 2004 đã xác nhận rõ thừa kế phần di sản 1/2 căn nhà của bà Nội tôi bao gồm: ông Nội và 7 người con; trong 7 người con thì có 2 người đã chết trước bà Nội (nhưng có xác định rõ tên người thừa kế lại là những người con của người đã chết).
Năm 2004 ông Nội tôi làm di chúc (tại PCC số 1) với nội dung: cho một người cháu nội toàn bộ phần di sản thuộc sở hữu của ông Nội khi ông Nội chết. Người cháu này đang sống ở nước ngoài và cũng là người chu cấp chủ yếu cho cuộc sống của ông Nội tôi từ năm 2001 cho đến lúc ông chết vào năm 2009.
Về di sản của ông Nội: trước khi ông Nội chết, ông Nội đã giao cho tôi giữ toàn bộ giấy tờ nhà đất cũng như di chúc của ông. Khi ông chết, tôi đã giúp người cháu Nội đã thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, đã nộp thuế trước bạ theo đúng quy định. Và người cháu này có ý muốn giữ lại căn nhà của ông bà để làm kỷ niệm chứ không muốn bán để chia. Người cháu này cũng đã lập một hợp đồng ủy quyền (tại PCC số 1) cho một người chị họ được thay mặt để làm thủ tục hành chính có liên quan và quản lý hộ phần di sản này tại VN. Tuy nhiên, đến nay thì người này cũng không còn tha thiết giữ lại căn nhà này nữa.
Về phần di sản của bà Nội: do có 1 người con chết sau bà Nội nhưng vợ và con trai của người này không chịu làm thủ tục khai nhận thừa kế để đứng đồng sở hữu căn nhà mà chỉ muốn được nhận tiền từ phần tài sản này. Đồng thời, từ khi ông Nội chết, người hiện đại diện bảo quản căn nhà này luôn gây khó khăn cho những người đồng thừa kế khi họ về để thắp hương cho ông bà.
Năm 2011, hai trong số 7 người con của bà Nội đã làm hợp đồng cho tôi phần thừa kế của họ, tôi cũng đã nộp các loại thuế (trước bạ, TNCN) cho phần di sản được cho tặng này.
Cho đến thời điểm này, sổ hồng vẫn đứng tên của ông bà Nội vì những người kia không tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện việc đăng ký lại tên sở hữu căn nhà cho tất cả mọi người.
Nay tôi xin được luật sư tư vấn cho tôi những thắc mắc sau:
1. Một người con của bà Nội tôi hiện nay muốn khởi kiện để yêu cầu tòa án chia tài sản chung trong khối di sản của bà Nội để lại. Tôi cũng muốn khởi kiện để yêu cầu chia phần sở hữu của tôi thì tôi và người này có đứng tên chung đơn khởi kiện được hay không?
2. Trong thời gian chờ tòa án giải quyết, tôi có được yêu cầu tòa án niêm phong căn nhà vì e ngại sẽ có sự phá hoại gây hư hỏng căn nhà, sẽ ảnh hưởng đến giá trị căn nhà nếu phát mãi để chia theo quy định?
3. Tôi biết rằng những người đồng sở hữu sẽ là những người được ưu tiên mua lại căn nhà, nhưng sẽ không có điều kiện để mua. Vậy khi toà án tuyên bố thực hiện bán căn nhà thì giá trị căn nhà sẽ căn cứ vào đâu để định giá đúng?
4. Mức tạm ứng án phí sẽ là khoảng bao nhiêu? giá trị thực tế của căn nhà này hiện nay khoảng 1,5 - 2 tỷ đồng. Mức % của phần nộp phí phát mãi căn nhà để thi hành án?
5. Ai có quyền lợi liên quan đều phải chịu án phí, thi hành án tỷ lệ theo phần mình được hưởng hay chỉ có người khởi kiện phải chịu phần này?
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hai vợ chồng tôi kết hôn năm 2000. Hiện nay vì mâu thuẫn vợ chồng không giải quyết được nên vợ chồng tôi muốn ly hôn. Vợ chồng tôi có hai con chung và một số tài sản chung. Vậy khi hai vợ chồng tôi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng chia như thế nào?
Chồng tôi vừa được thưởng một khoản tiền khá lớn nhưng anh ấy nói đó là của riêng anh ấy. Mặc dù không tính toán nhưng tôi muốn biết đó là của chung hay riêng anh ấy, tôi có được yêu cầu nhập vào tài sản chung hay không?
Vợ chồng em gái tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn dẫn đến việc sắp đưa đơn xin ly hôn. Nhưng em tôi còn lúng túng vì từ trước đến nay tài sản trong nhà phần lớn do chồng của em tôi làm ra, em tôi chủ yếu ở nhà lo gia đình. Vậy việc chia tài sản, em tôi được tính công sức như thế nào?
Chúng tôi là những người gãy gánh, đều có việc làm ổn định và dự định kết hôn. Nhưng do ai cũng có con riêng nên tôi định gợi ý với người dự định kết hôn về tài sản là trong quá trình chung sống, chúng tôi đưa một phần thu nhập vào tài sản chung để chăm lo gia đình, phần còn lại của ai cứ giữ để lo cho con học hành. Tôi không muốn anh ấy nghĩ rằng tôi ích kỹ và cũng không muốn trong quá trình chung sống làm phiền nhau về việc tiền bạc nhưng không biết như thế có đúng không?
Trong quá trình chung sống, vợ chồng tôi tạo lập được một số tài sản. Gần đây, để có vốn làm ăn, tôi đem một số tài sản ra bán và thế chấp. Vợ tôi luôn ngăn cản, thậm chí còn yêu cầu tôi viết giấy cam kết bảo đảm tài sản đó có phần của cô ấy… Tôi rất bực mình về điều này, dẫn đến tình cảm vợ chồng bị rạn nứt. Về điều này, tôi phải thực hiện như thế nào để vừa đảm bảo cuộc sống gia đình, vừa không mất tình cảm gia đình?
Có một người cùng mua bán hàng hóa với tôi, sau một thời gian thì anh ấy bể nợ, trong đó thiếu tôi trên 200 triệu đồng. Khi tôi đến đòi nợ, ban đầu vợ của anh ấy hứa sẽ gom góp tài sản để thanh toán cho tôi, nhưng chỉ được một thời gian, vợ của anh ấy lại nói rằng giờ vợ chồng đã chia tài sản chung rồi, tài sản anh ấy đã trả nợ hết rồi, chị ấy không có trách nhiệm nữa. Trường hợp này tôi phải làm sao để đòi nợ?
Tôi về làm dâu nhà chồng gần 10 năm. Tôi cũng đi làm kiếm tiền về cùng phụ nhà chồng và chồng sinh sống. Tài sản đều gắn liền với tài sản nhà chồng. Ngoài chiếc xe máy là phương tiện đi làm hàng ngày và một số tư trang, tôi không có gì khác hơn là của riêng. Mọi thứ đều nằm chung với tài sản nhà chồng. Nay, chúng tôi vì có nhiều mâu thuẫn và sắp ly hôn. Trường hợp này, việc chia tài sản khi vợ chồng tôi ly hôn sẽ được giải quyết như thế nào?
Trước khi lấy vợ, tôi có một số tài sản như đất, xe ô tô, tài khoảng ngân hàn (tôi đứng tên), vàng…Nay tôi mới cưới vợ thì tài sản này có còn được xem là tài sản riêng của tôi nữa hay không. Tài sản chung của vợ chồng được tính từ khi nào?
Gia đình tôi có 6 anh em, được hưởng tài sản chung của cha mẹ để lại là 1 căn nhà, đã được lập thừa kế và đã được lập sổ hồng đứng tên chung 6 anh em, đã hợp pháp là tài sản chung. Tuy nhiên khi có 3 người đề nghị bán để chia tài sản đó ra thì có 3 người không muốn bán, sau khi có người lên tiếng sẽ thưa ra tòa án thì ba người kia đồng ý treo bảng bán nhà, nhưng khi có khách hỏi nhà thì họ kêu giá rất cao là 4 tỷ, trong khi căn nhà chỉ trị giá có 1 tỷ. Điều này làm cho không có ai mua được và căn nhà còn nằm hoài. Xin hỏi quí Luật Sư chúng tôi phải làm sao để giải quyết căn nhà.