Định đoạt tài sản chung của vợ chồng phải có sự thỏa thuận
Nếu vợ chồng không thể thỏa thuận được với nhau về việc sử dụng, định đoạt tài sản chung, để vừa đảm bảo cuộc sống của gia đình, vừa không mất tình cảm vợ chồng thì anh nên căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và Gia đình. Theo điều luật này, việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Theo đó, Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình):
1.Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và Gia đình (nêu trên).
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và Gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 11 âm lịch 2024 có bao nhiêu ngày? Tháng 11 âm lịch 2024 bắt đầu ngày mấy dương?
- Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe mới nhất theo Thông tư 36/2024/TT-BYT?
- Phương pháp tính thuế tự vệ như thế nào? Điều kiện áp dụng thuế tự vệ là gì?
- Việt Nam có mấy Tòa án nhân dân tối cao? Địa chỉ Tòa án nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn ghi giấy khám sức khỏe lái xe mới nhất từ ngày 01/01/2025?