Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ như thế nào? Phòng chống bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em mầm non như thế nào?
Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ như thế nào?
Căn cứ Chuyên đề 1 Phần 2 Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
1.2. Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)
- Nguyên nhân: Thường do vi khuẩn hoặc vi rút.
- Triệu chứng:
+ Mắt đỏ một hoặc hai mắt (ở lòng trắng).
+ Có cảm giác cộm, chảy nước mắt.
+ Có kèm dử (ghèn) mắt màu vàng. Thường nhiều vào buổi sáng khi ngủ dậy, hai mi mắt của trẻ dính chặt vào nhau.
+ Đôi khi mi mắt có thể sưng nhẹ, có màng trắng mỏng bám ở mặt trong của mi mắt (giả mạc) kèm chảy nước màu hồng nhạt.
+ Trong trường hợp viêm kết mạc thành dịch do vi rút, trẻ có thể có sốt nhẹ, ho, viêm họng và nổi hạch sau tai.
- Cách xử trí:
+ Tra thuốc kháng sinh nước 4 - 6 lần/ngày.
+ Có thể dùng thêm thuốc mỡ tra buổi tối.
+ Nếu xuất hiện giả mạc cần phải bóc giả mạc tại các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt.
Như vậy, triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ như sau:
- Mắt đỏ một hoặc hai mắt (ở lòng trắng).
- Có cảm giác cộm, chảy nước mắt.
- Có kèm dử (ghèn) mắt màu vàng. Thường nhiều vào buổi sáng khi ngủ dậy, hai mi mắt của trẻ dính chặt vào nhau.
- Đôi khi mi mắt có thể sưng nhẹ, có màng trắng mỏng bám ở mặt trong của mi mắt (giả mạc) kèm chảy nước màu hồng nhạt.
- Trong trường hợp viêm kết mạc thành dịch do vi rút, trẻ có thể có sốt nhẹ, ho, viêm họng và nổi hạch sau tai.
Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ như thế nào? Phòng chống bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em mầm non như thế nào? (Hình từ Internet)
Phòng chống bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em mầm non như thế nào?
Theo Chuyên đề 1 Mục 2 Phần 3 Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023 hướng dẫn phòng chống bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em mầm non như sau:
Với những bệnh về mắt có tính chất lây nhiễm cao trong trường mầm non. Khi có nguy cơ hoặc có trẻ ở các nhóm lớp mắc bệnh, nhà trường, giáo viên cần thực hiện đồng thời các biện pháp vệ sinh và thông tin đến cha mẹ trẻ em nhằm hạn chế bệnh lây lan rộng.
(1) Tăng cường công tác kiểm soát vệ sinh phòng chống bệnh dịch về mắt
- Thực hiện tổng vệ sinh toàn trường: cảnh quan trong ngoài nhà trường, hạn chế bụi, rác thải, côn trùng, các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của trẻ.
- Tại các nhóm lớp thực hiện chế độ vệ sinh khử trùng, giặt hấp khăn sau mỗi lần sử dụng xong. Luôn đảm bảo mỗi trẻ một khăn đã được hấp trước khi dùng. Thực hiện đúng quy trình, vệ sinh cho trẻ không bị bệnh trước, sau khi giáo viên chăm sóc trẻ bị bệnh cần vệ sinh riêng các đồ dùng và rửa tay bằng xà phòng, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình chăm sóc.
- Giám sát trẻ không cho tay lên mắt dụi, lau bôi dử mắt nước mắt ra đồ chơi, hướng dẫn dùng khăn sạch lau thấm dử mắt nước mắt, dùng kính.
- Phối hợp với cha mẹ đưa trẻ đi khám chuyên khoa mắt để có cách dùng thuốc phù hợp.
(2) Đưa thông báo về tình hình bệnh tại trường
THÔNG BÁO V/v: Phòng chống dịch đau mắt đỏ Kính gửi Quý Phụ huynh, Hiện nay bệnh đau mắt đỏ có nguy cơ bùng phát tại các trường học. Ban giám hiệu (BGH) trường mầm non……... xin thông báo thông tin về bệnh và biện pháp phòng ngừa: * Triệu chứng của bệnh: - Mắt ngứa, cộm, đau, như có cát trong mắt. Chảy nước mắt và có nhiều rỉ - Mi mắt sưng nhẹ, kết mạc sưng phù, đỏ ở 1 mắt rồi đỏ cả 2 mắt - Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai. Người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, nhưng không biết cách chăm sóc đúng thì hậu quả sẽ lớn hơn. * Đường lây bệnh: - Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết nước mắt, nước bọt của người bệnh, qua các vật dụng sinh hoạt chung khăn mặt, bàn tay của người chăm sóc, bể bơi… - Lây qua vật trung gian là ruồi/nhặng. * Kế hoạch phòng ngừa dịch bệnh trong nhà trường như sau: - Tiến hành tổng vệ sinh trong và ngoài lớp học, đồ dùng, đồ chơi… - Duy trì vệ sinh tay, hấp khăn mặt của trẻ trước mỗi lần dùng, …. - Theo dõi sức khỏe trẻ em trong trường để phát hiện, cách ly người bệnh * Nhà trường rất mong nhận được sự hợp tác của cha mẹ trẻ trong việc phòng bệnh cho con bằng các biện pháp phòng ngừa cụ thể sau: - Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh. Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang... Hạn chế tiếp xúc với người bệnh. - Thường xuyên sử dụng nước sạch, rửa tay bằng xà phòng, không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng - Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác, cần đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời. Không tự ý điều trị để tránh biến chứng nặng. Nhà trường rất mong nhận được sự hợp tác của Quý phụ huynh. Trân trọng cảm ơn! BAN GIÁM HIỆU |
Đối tượng tuyên truyền chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em mầm non là ai?
Theo Mục 1 Phần 3 Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:
1. Đối tượng và các hình thức tuyên truyền
Tuyên truyền về chăm sóc mắt và phòng chống các bệnh, tật về mắt cho trẻ em mầm non là một hoạt động quan trọng nhằm huy động cha mẹ trẻ và cộng đồng cùng tham gia bảo vệ, chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực cho trẻ.
Hoạt động tuyên truyền có thể được thực hiện thường xuyên, linh hoạt tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của mỗi cơ sở giáo dục mầm non, phù hợp với bối cảnh địa phương với nhiều hình thức đa dạng như:
- Thông qua các phương tiện thông tin truyền thông (đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí…).
- Tranh ảnh, áp phích, các thông báo.
- Các buổi họp cha mẹ trẻ.
- Các buổi nói chuyện chuyên đề tại cơ sở giáo dục mầm non (GDMN).
Căn cứ vào tình hình cụ thể, cơ sở GDMN lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền cụ thể để hướng tới đối tượng cần tuyên truyền, ví dụ như sau:
+ Chế độ sinh hoạt phòng chống tật khúc xạ: cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên, cha mẹ trẻ.
+ Chế độ dinh dưỡng có lợi cho đôi mắt: Giáo viên, cha mẹ trẻ.
+ Bảo đảm cơ sở sở vật chất tại cơ sở GDMN giúp phòng chống bệnh, tật về mắt: CBQL, giáo viên.
+ Phòng chống bệnh đau mắt đỏ: giáo viên, cha mẹ trẻ.
+ Phòng tránh chấn thương mắt: CBQL, giáo viên, cha mẹ trẻ.
Theo đó, đối tượng tuyên truyền chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em mầm non là giáo viên, cha mẹ trẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch khai mạc Festival hoa Đà Lạt 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Festival hoa Đà Lạt 2024 tổ chức ở đâu? Người tham gia lễ hội cần thực hiện những trách nhiệm gì?
- Theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, ai là người ra quyết định bổ nhiệm đội trưởng, đội phó đội dân phòng?
- Ai là người quyết định kiểm tra lấy mẫu hàng hóa nếu xét thấy hàng hóa có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng?
- Đã có Công văn 13145/BTC-CST 2024 dự thảo Nghị định quy định chính sách giảm thuế GTGT 2%?
- Sử dụng lãng phí các khoản viện trợ được nhận từ nước ngoài có bị xem là hành vi cấm không?