Xí nghiệp Xây dựng và Kinh doanh tổng hợp-Tổng Công ty Đông Bắc (Nhà thầu) và Công ty CP Thiết bị điện-TKV (Chủ đầu tư) hiện đang thương thảo Hợp đồng Xây lắp công trình: Xây dựng mới Nhà ăn công nhân 400 chỗ, hạng mục: phần xây lắp. (Thời gian bán Hồ sơ mời thầu từ 14 tháng 7 đến 30 tháng 7 năm 2008. Hồ sơ dự thầu được gửi đến Bên mời thầu trước ngày 30 tháng 7 năm 2008. Hồ sơ dự thầu được mở công khai ngày 30 tháng 7 năm 2008).
Trong Hồ sơ mời thầu mẫu Hợp đồng là phương thức hợp đồng: trọn gói. Đơn dự thầu của đơn vị cũng đồng ý thực hiện theo Hồ sơ mời thầu và đến ngày 03 tháng 10 năm 2008 Nhà thầu nhận được Thông báo trúng thầu của Bên mời thầu đã chấp nhận đơn giá như trong Đơn dự thầu của Nhà thầu.
Vậy, Xí nghiệp xin hỏi khi thương thảo Hợp đồng Nhà thầu được áp dụng loại hình thức Hợp đồng nào: Hình thức trọn gói hay theo đơn giá? và thông tư 09/2008/TT-BXD ngày 17 tháng 4 năm 2008 Thông tư “Hướng dẫn điều chỉnh giá và hợp đồng xây dựng do biến động giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng” có được áp dụng cho gói thầu này hay không? Căn cứ vào quy định nào của pháp luật có liên quan về xây dựng?./
Dự án Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng do Bệnh viện chúng tôi làm chủ đầu tư đang được triển khai thi công tại địa chỉ: Số 93 – Quang Trung – TP Đà Nẵng, đến nay công trình cơ bản hoàn thành phần xây dựng tòa nhà và đang triển khai các gói thầu riêng lẻ trong dự án như: Hệ thống phòng cháy chữa cháy; Hệ thống thông tin liên lạc; Hệ thống điều hòa không khí; Hệ thống xử lý nước thải; …
Trong quá trình triển khai, việc tính toán chi phí cho phần tư vấn giám sát thi công của các gói thầu riêng lẻ này có nhiều phương án khác nhau và chưa thống nhất giữa Chủ đầu tư với các Nhà thầu cũng như với đơn vị tư vấn thẩm tra dự toán gói thầu, cụ thể như sau:
Phương án 1: Ggs = Gxl *Nxl1 + Gtb *Ntb1
Phương án 2: Ggs = (Gxl + Gtb) *Ntb2
Phương án 3: Ggs = Gxl *Nxl3 + Gtb *Ntb3
Phương án 4: Ggs = (Gxl + Gtb) *Ntb3
Trong đó:
Ggs : Giá trị trước thuế chi phí tư vấn giám sát thi công gói thầu;
Gxl : Giá trị trước thuế phần xây lắp của gói thầu;
Gtb : Giá trị trước thuế phần thiết bị của gói thầu;
Nxl1 : Định mức tra bảng số 19 trong QĐ 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 ứng với Gxl;
Ntb1 : Định mức tra bảng số 20 trong QĐ 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 ứng với Gtb;
Ntb2 : Định mức tra bảng số 20 trong QĐ 957/QĐ-BXD ứng với giá trị (Gxl + Gtb);
Nxl3 : Định mức chi phí giám sát thi công xây dựng của tổng dự toán đã lập trên cơ sở tra bảng số 19 trong QĐ 957/QĐ-BXD ứng với tổng giá trị phần xây dựng của toàn bộ dự án;
Ntb3 : Định mức chi phí giám sát lắp đặt thiết bị của tổng dự toán đã lập trên cơ sở tra bảng số 20 trong QĐ 957/QĐ-BXD ứng với tổng giá trị phần thiết bị của toàn bộ dự án.
Để triển khai kịp thời các gói thầu trên đúng với quy định của Nhà nước, Bệnh viện chúng tôi xin được hỏi: Trong các phương án trên, phương án nào là đúng và phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước? Trường hợp không có phương án nào đúng thì xin hướng dẫn cách tính đúng cho đơn vị chúng tôi.
Bà Nguyễn Thị Giang công tác tại 1 công ty thuộc trường Đại học Thủy Lợi. Bà có tham khảo quy định tại điểm c, khoản 4, Điều 2, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 24/6/2014 của Chính phủ về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu: Nhà thầu được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu khác; với nhà thầu tư vấn; với chủ đầu tư, bên mời thầu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 6 của Luật Đấu thầu khi đáp ứng các điều kiện sau đây: Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp…".
Bà Giang muốn được biết, trong trường hợp công ty và trung tâm cùng thuộc một trường đại học (2 đơn vị độc lập về nhân sự, tài chính, pháp lý…) thì có được tham dự cùng một gói thầu tư vấn xây dựng không?
Ông Đỗ Thương (Hà Nội) hỏi: Trường hợp dự toán xây dựng công trình đã duyệt với tỷ lệ chi phí dự phòng là 5% thì tỷ lệ này trong dự toán gói thầu thi công xây dựng là bao nhiêu? Có thể lấy giá trị bất kỳ và không vượt 5% có được không?
Ông Thương cũng muốn biết, thành phần chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng có phải gồm 2 yếu tố là dự phòng cho khối lượng phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá như trong chi phí dự phòng dự toán xây dựng công trình không?
Nếu dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm 2 yếu tố là dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá, vậy trường hợp gói thầu quy mô nhỏ phải áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói thì dự phòng cho khối lượng phát sinh này là phát sinh trong hay ngoài thiết kế?
Ông Vũ Mạnh Hà (Hà Nội) hỏi: Giá ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu là giá nào và giá gói thầu là giá nào? Giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu có phải là giá ghi trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu không? Nếu không thì có phải làm quyết định phê duyệt lại giá gói thầu và đăng tải công khai không?
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Nguyễn Mạnh Thắng (tỉnh Bình Dương) phản ánh, dự án quy hoạch được UBND tỉnh giao cho 1 đơn vị trực thuộc UBND tỉnh làm Chủ đầu tư. Dự án này đã được thực hiện chỉ định thầu cho 1 đơn vị tư vấn lập nhiệm vụ và đã được UBND tỉnh phê duyệt nhiệm vụ. Do quy mô của dự án có thay đổi tăng lên so với phương án cũ (giá của gói thầu quy hoạch lớn hơn 500 triệu đồng) nên phải điều chỉnh lại dự án và lập lại nhiệm vụ. Chủ đầu tư giao cho 1 đơn vị trực thuộc (đơn vị này tự hoạch toán thu, chi và có đủ năng lực trong lĩnh vực quy hoạch) thực hiện toàn bộ dự án này (từ khâu lập nhiệm vụ, khảo sát, thiết kế đồ án quy hoạch) theo hình thức Chủ đầu tư tự thực hiện. Ông Thắng hỏi, Chủ đầu tư thực hiện như vậy có đúng quy định không? Cũng liên quan đến việc áp dụng hình thức tự thực hiện, ông Huỳnh Lâm (tỉnh Quảng Nam) thắc mắc: Ban Quản lý dự án có được tự thực hiện giám sát các gói thầu thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do mình làm đại diện chủ đầu tư không? Hình thức lựa chọn nhà thầu các gói thầu tư vấn giám sát là “tự thực hiện” đúng không? Trường hợp được tự thực hiện thì thủ tục như thế nào? Theo ông Lâm tham khảo quy định về ngành nghề tư vấn các lĩnh vực điện phải có giấy phép hoạt động điện lực, trong khi Ban quản lý dự án không có giấy phép hoạt động điện lực thì có bảo đảm quy định của Luật Điện lực và Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 không?
Có 01 công trình A nhưng trong đó có nhiều gói thầu xây lắp, vậy cho tôi hỏi là một người có thể đứng làm chỉ huy trưởng nhiều gói thầu trong 01 công trình A nêu trên hay không? quy định ở quy định nào? Rất mong nhận được câu trả lời từ quý Sở, xin cảm ơn!
Theo phản ánh của ông Hoàng Vũ Tưởng (TP. Hồ Chí Minh), trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT) của nhà thầu, tổ chuyên gia gặp tình huống đấu thầu và xử lý như sau:
- Nhà thầu ghi trong đơn dự thầu theo mẫu trong Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT đúng tên gói thầu trên phần tiêu đề. Nhưng trong nội dung đơn dự thầu ghi sai tên gói thầu, bảng tổng hợp giá thầu ghi đúng tên gói thầu. Tổ chuyên gia cho nhà thầu xác nhận lại tên gói thầu trong nội dung đơn và chấp nhận đơn dự thầu hợp lệ.
- Giá dự thầu phần bằng chữ bị sai so với giá ghi bằng số trong đơn dự thầu nhưng giá dự thầu trong bảng tổng hợp đúng cả phần bằng số và bằng chữ. Tình huống này được coi như giá trong đơn dự thầu không khớp giá trong bảng giá tổng hợp, Tổ chuyên gia lấy giá trị trong bảng giá tổng hợp để sửa lỗi hiệu chỉnh và đánh giá, đơn dự thầu vẫn đánh giá hợp lệ.
- Nhà thầu ghi hiệu lực của HSDT từ 10 giờ 00 (giờ mở thầu) trong khi giờ đóng thầu là 9 giờ 00. Tổ chuyên gia đánh HSDT hợp lệ do thời điểm đóng thầu theo Điều 4 Luật Đấu thầu tính theo ngày có thời điểm đóng thầu nên nhà thầu bị sai giờ, đúng ngày vẫn hợp lệ.
Ông Tưởng đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn về cách xử lý tình huống của Tổ chuyên gia nêu trên có đúng theo quy định Luật Đấu thầu không?
Ông Võ Thành Công (tỉnh Gia Lai) hỏi: Khi xây dựng giá gói thầu của kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo hình thức mua sắm trực tiếp thì có phải thẩm định giá, phê duyệt dự toán không?
Liên quan đến quy trình mua sắm trực tiếp, theo ông Công tham khảo, tại Điểm c, Khoản 4, Điều 60 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP có quy định: “Bên mời thầu phải bảo đảm đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm thương thảo hợp đồng”. Ông Công hỏi, làm thế nào để chứng minh được đơn giá mua sắm trực tiếp phù hợp với giá cả thị trường tại thời điểm thương thảo hợp đồng?
Tôi ở Ban quản lý dự án về giao thông, xin giải đáp giúp vấn đề sau: Trong kế hoạch đấu thầu tôi chia dự án thành 4 gói thầu xây lắp; và 1 gói thẩm tra. Giá gói thầu thẩm tra trong kế hoạch tôi lấy theo tổng mức đầu tư, tức là chỉ sử dụng 1 hệ số cho cả 4 gói thầu xây lắp. Vậy ở bước TKBVTC khi lập đề cương dự toán cho gói thẩm tra thì tính theo từng gói thầu hay vẫn lấy chung 1 hệ số cho cả 4 gói (nếu lấy theo từng gói thì chi phí sẽ tăng gấp đôi so với kế hoạch đã duyệt).
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Nguyễn Nam Hải (tỉnh Hà Nam) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp thắc mắc sau:
Theo điểm c, khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu về loại hợp đồng thì "Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản phải áp dụng hợp đồng trọn gói". Như vậy có phải gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn đơn giản và phi tư vấn đơn giản phải áp dụng hợp đồng trọn gói đúng không? Khái niệm "đơn giản" được hiểu theo 3 khía cạnh: tính chất công việc đơn giản, khối lượng được xác định cụ thể và đơn giá xác định cụ thể có đúng không?
Trường hợp áp dụng vào các loại hợp đồng đối với từng hợp đồng tư vấn sau: khảo sát và lập dự án, khảo sát và lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, khảo sát và lập thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát, kiểm toán, tư vấn thẩm tra thì phải chọn loại hợp đồng nào?
Ông Vũ Ngọc Nam hỏi: Tại điểm c, khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 quy định, đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói. Vậy, có thể hiểu đây là gói thầu tư vấn quy mô nhỏ không, hay toàn bộ gói thầu tư vấn?
Trường hợp đối với gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng, chi phí khảo sát tính theo đơn giá, chi phí thiết kế tính theo tỷ lệ %. Vậy khi để hợp đồng trọn gói thì chi phí thiết kế phải xác định như thế nào? (Vì chi phí thiết kế tính bằng hệ số % x chi phí xây lắp, mà chi phí xây lắp tại thời điểm ký hợp đồng tư vấn thiết kế chưa chính xác).
Ông Vũ Ngọc Nam hỏi: Tại điểm c, khoản 1, Điều 62 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 quy định, đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói. Vậy, có thể hiểu đây là gói thầu tư vấn quy mô nhỏ không, hay toàn bộ gói thầu tư vấn? Trường hợp đối với gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng, chi phí khảo sát tính theo đơn giá, chi phí thiết kế tính theo tỷ lệ %. Vậy khi để hợp đồng trọn gói thì chi phí thiết kế phải xác định như thế nào? (Vì chi phí thiết kế tính bằng hệ số % x chi phí xây lắp, mà chi phí xây lắp tại thời điểm ký hợp đồng tư vấn thiết kế chưa chính xác).
Năm 2008 Bộ Xây dựng có ban hành 02 Thông tư là 03 và 09/2008/TT-BXD về điều chỉnh giá hợp đồng do biến động giá nguyên liệu và nhiên liệu trong thời điểm giá cả thị trường tăng đột biến trong khoảng thời gian năm 2007 và nửa đầu năm 2008. Chúng tôi hiện có một số công trình nằm trong khoảng thời gian đó như vậy chúng tôi làm điều chỉnh giá nhưng do sự áp dụng của một số tỉnh chưa thống nhất do đó đến thời điểm này tháng 11/2009 chúng tôi vẫn chưa quyết toán được. Nay công trình của chúng tôi với các mốc thời gian và xin Bộ Xây dựng cho ý kiến để chúng tôi thực hiện cụ thể:
Công trình: XD hạ tầng khu di tích lịch sử chùa Lạng xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
+ Báo cáo KTKT thẩm định ngày 28/01/2008.
+ QĐ phê duyệt Kểt quả chỉ định thầu ngày 26/3/2008.
+ Hợp đồng theo đơn giá ký kết ngày 27/2/2008
+ Gia hạn hợp đồng đến hết ngày 05/9/2008
+ UBND tỉnh cho chủ trương điều chỉnh giá theo Thông tư 03 và 09 ngày 16/7/2009.
Sau khi có chủ trương nhà thầu chúng tôi và Chủ đầu tư đã tổ chức lập dự toán và phê duyệt dự toán điều chỉnh giá theo đúng trình tự và trình kết quả lên UBND tỉnh và Sở Kế hoạch và đầu tư để bổ sung tổng mức đầu tư. (có ý kiến cho rằng công trình của chúng tôi không được điều chỉnh do quá thời gian quy định của thông tư. Vì thông tư chỉ cho điều chỉnh trong thời gian thực hiện hợp đồng và sau ngày hết hiệu lực của hợp đồng là 45 ngày).
+ Như vậy có đúng không?
+ Công trình của chúng tôi có được tiếp tục điều chỉnh hay không?
Tôi là chuyên viên tại một cơ quan quản lý nhà nước, hiện tại Cơ quan tôi đang đưa ra một số ý kiến trái ngược nhau trong việc điều chỉnh giá hợp đồng, giá gói thầu. Vậy Kính mong Quý Bộ Xây dựng vui lòng cho biết:
1. Thời điểm cấp quyết định đầu tư cho phép thực hiện quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo Nghị định 99/2007 sau khi đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp (hình thức hợp đồng theo đơn giá) thì có được điều chỉnh tổng mức đầu tư theo thông tư 03/2008/TT-BXD; Thông tư 09/2008/TT-BXD và Thông tư 05/2009/TT-BXD không?
2. Khi được điều chỉnh Tổng mức đầu tư theo 1 trong các Thông tư nêu trên thì khi điều chỉnh giá hợp đồng có phải trình cấp Quyết định đầu tư cho phép điều chỉnh giá gói thầu đã được phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu không? Vì theo Luật 38 sửa đổi, Giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu được duyệt; Giá trúng thầu được duyệt tại thời điểm trước kia không được vượt giá gói thầu hoặc giá dự toán (tại thời điểm đấu thầu). Giờ được điều chỉnh tổng mức đầu tư mới thì cấp nào được phép phê duyệt giá gói thầu điều chỉnh? Giá trúng thầu điều chỉnh? Giá hợp đồng điều chỉnh?
1. Tôi đang thẩm định giá gói thầu điều chỉnh cho gói thầu được tổ chức đầu thầu từ tháng 10/2006 nhưng do việc chuyển giao nhiệm vụ chủ đầu tư giữa PMU18 và Sở GTVT Thanh Hoá nên mãi tháng 02/2007 mới tiến hành ký HĐKT giao nhận thầu xây lắp được. Như vậy, chênh lệch giá vật liệu được bù là chênh lệch giá vật liệu giữa thời điểm điều chỉnh với giá vật liệu theo công bố giá trước thời điểm đấu thầu 28 ngày (tháng 09/2006) hay giá vật liệu tại thời điểm tháng 12/2006 là đúng? Theo Văn bản 1551/BXD-KTXD thì chỉ nói đến trường hợp Hợp đồng được ký kết năm 2006 chứ không nói đến trường hợp đấu thầu năm 2006 nhưng ký hợp đồng năm 2007.
2. Cũng gói thầu này, do việc đấu thầu từ tháng 10/2006 nên nhà thầu phải lập đơn giá trên cơ sở giá ca máy 1260 của Bộ XD (vì thời điểm này tỉnh Thanh Hoá chưa ban hành Bảng giá ca máy mới thay thế Bảng giá ca máy 1260 của Bộ XD và Nghị định 99/2007/NĐ-CP chưa ra đời). Gói thầu này có thời gian thực hiện hợp đồng mãi năm 2009 và thuộc phạm vi điều chỉnh của các Thông tư: 07/2006/TT-BXD; 03/2008/TT-BXD và 09/2008/TT-BXD. Như vậy khi thực hiện điều chỉnh chi phí máy thi công theo Thông tư 07/2006/TT-BXD thì hệ số điều chỉnh chi phí máy thi công là 1,55; nhưng khi điều chỉnh chi phí máy thi công theo Thông tư 03/2008/TT-BXD thì không có hệ số điều chỉnh cho chi phí máy thi công đối với trường hợp gói thầu trúng thầu trên cơ sở Bảng giá ca máy 1260. Vì vậy khi thực hiện điều chỉnh chi phí máy thi công theo Thông tư 03/2008/TT-BXD tôi thực hiện như sau:
- Điều chỉnh giá ca máy theo TT 07/2006/TT-BXD với hệ số điều chỉnh là 1,55 (vì giá ca máy trúng thầu là giá ca máy 1260) ta được chi phí máy thi công ở mặt bằng Lương tối thiểu là 450.000đ/tháng và giá nhiên liệu ở thời điểm 01/10/2006 (thời điểm TT 07/2008/TT-BXD có hiệu lực).
- Lấy giá ca máy đã được điều chỉnh theo TT 07/2006/TT-BXD cộng với chênh lệch tiền lương thợ máy giữa 2 mức lương tối thiểu là 540.000đ/tháng và 450.000đ/tháng ta được giá ca máy điều chỉnh theo TT 03/2008/TT-BXD ở mặt bằng Lương tối thiểu là 540.000đ/tháng và mức giá nhiên liệu tại thời điểm 01/10/2006.
Vậy, cách điều chỉnh của tôi là đúng hay sai? Nếu sai thì phải tính bù chi phí máy thi công theo TT 03/2008/TT-BXD đối với trường hợp trúng thầu trên cơ sở Bảng giá ca máy 1260 như thế nào?
(*) Nếu lấy bảng giá ca máy mới rồi điều chỉnh theo TT 03/2008/TT-BXD với hệ số 1,08 thì giá ca máy quá cao dẫn đến giá gói thầu cũng quá cao