Xin cho biết trong hoạt động tiếp công dân thì người dân có được những quyền gì và phạm vi trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân thế nào?
Xin cho biết trong hoạt động tiếp công dân thì người dân có được những quyền gì và phạm vi trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân thế nào?
Từ năm 1986-2002, tôi tham gia công tác tại UBND xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, giữ các chức vụ: Uỷ viên UBND, Uỷ viên Thư ký, Phó Bí thư rồi quyền Bí thư Đảng uỷ xã, Chủ tịch UBND xã. Ngày 22/8/2002, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Quảng Trị có Quyết định số 618/QĐ-TC về việc điều động tôi đến công tác tại Hội Nông dân huyện Hải Lăng, với hệ số lương 2,1, bậc 2, mã số 01-003. Đến ngày 3/9/2002, tôi được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện và hưởng hệ số lương 3,1. Sau một thời gian công tác, bản thân tôi tiếp tục được điều động đến công tác tại Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng, được bảo lưu hệ số lương 3,1 kể từ ngày 1/2/2004 đến thời hạn 6 tháng sau chuyển sang hệ số lương 2,1 và theo quy định tính chuyển sang lương mới được hưởng 2,67. Đến nay tôi vẫn hưởng mức lương 2,67. Vậy tôi xin hỏi căn cứ vào văn bản nào để tính hệ số lương của tôi từ 3,1 xuống 2,1 như đã nêu trên và chuyển qua mức lương mới được tính như thế nào? Bản thân tôi thấy xét thấy so với quá trình công tác thì mức lương nêu trên là quá thiệt thòi vì tôi đã tham gia công tác tại địa phương và huyện kể cả trước năm 1986 đến nay là gần 38 năm và đóng bảo hiểm xã hội 28 năm. ư Để khỏi thiệt thòi trong quá trình công tác hiện nay và lúc về hưu, mong luật gia hướng dẫn cho tôi được rõ các quy định về chế độ lương công tác đã nêu trên
Từ tháng 1/11/1985, tôi được UBND xã cử đi học lớp y tá y học dân tộc do Sở Y tế đào tạo và cấp bằng. Tháng 1/1986, tôi được Trung tâm Y tế huyện giới thiệu về công tác tại Trạm Y tế xã. Đến ngày 31/12/1989, do giảm biên chế nên tôi đã phải nghỉ công tác, thời gian là 4 năm. Từ tháng 26/6/1993 đến 31/12/2010, tôi làm Phó ban Dân số-KHHGĐ xã, thời gian là 17 năm 6 tháng. Từ tháng 6/1999 đến 12/2008, tôi là Phó ban Dân số/KHHGĐ xã kiêm Phó Chủ tịch Hội LHPN xã. Trong thời gian công tác trên tôi nghỉ chưa được hưởng chế độ gì. Từ 1/2009 đến nay tôi là Chủ tịch Hội LHPN xã và được đóng BHXH. Vậy tôi xin hỏi thời gian tham gia công tác tại Trạm Y tế xã và thời gian làm Phó ban DS/KHHGĐ xã có được tính đóng BHXH không và theo thông tư hướng dẫn nào?
Một độc giả công tác tại Đài truyền hình đề nghị hướng dẫn về chế độ bồi dưỡng tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo quy định tại Thông tư liên tịch số 46/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ. Theo độc giả nêu, hàng tuần các cán bộ hành chính chuyên trách tại Đài truyền hình vừa tiếp công dân, vừa xử lý đơn thư gửi trực tiếp tại Phòng tiếp dân qua đường bưu điện, điện thoại trực tiếp hoặc gửi qua email. Độc giả có tham khảo, Thông tư liên tịch số 46/2012/TTLT-BTC-TTCP ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ quy định mức chi bồi dưỡng cho cán bộ xử lý đơn thư là 100.000đ/ngày tính theo bảng chấm công ngày xử lý đơn thư, tiếp dân thực tế. Độc giả muốn được biết, các cán bộ hành chính chuyên trách tại Đài Truyền hình có được hưởng mức bồi dưỡng nêu trên không?
Ông Nguyễn Văn Tấn sinh năm 1958, hiện là công chức phụ trách văn hóa-xã hội tại UBND xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, đề nghị cơ quan chức năng giải đáp về việc tính đóng BHXH trong khoảng thời gian ông làm cán bộ xã từ ngày 14/9/1984 đến ngày 31/12/1997. Từ ngày 14/9/1984, ông Tấn được tuyển dụng làm cán bộ phụ trách công tác Thương binh xã hội xã Hiệp Thạnh. Ngày 10/10/1984 ông được điều động sang làm cán bộ thống kê Văn phòng UBND xã. Ngày 15/12/1984, ông Tấn được chuyển sang làm Phó ban Thương binh xã hội. Đến năm 1985 ông Tấn làm Trưởng Ban Thương binh xã hội và công tác liên tục đến năm 1998 thì bắt đầu được tham gia BHXH. Nay ông Tấn muốn được biết, thời gian làm việc của ông từ ngày 14/9/1984 đến ngày 31/12/1997 có được tính là thời gian tham gia BHXH không?
Xin luật gia cho biết các chế độ chính sách đối với sinh viên tham gia công tác đoàn của các trường đại học, cao đẳng. Sinh viên tham gia công tác đoàn có được hỗ trợ hoạt động phí như đối với cán bộ đoàn chuyên trách không?
Hiện nay, cán bộ làm công tác tiếp dân từ xã lên huyện đã được hưởng chế độ bồi dưỡng. Trong thực tế, tôi thấy ở một số xã trong huyện, việc chi bồi dưỡng này còn có điểm không giống nhau như thời gian tiếp công dân (người tiếp thường xuyên và người tiếp theo lịch). Vì vậy xin luật gia nói rõ những quy định chung về vấn đề này
Tôi hiện là Bí thư Đảng ủy xã, có bằng tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị. Xin hỏi, để chuẩn bị cho việc xếp lương cán bộ xã theo Nghị định 92 và Thông tư số 03 thì bằng Trung cấp lý luận chính trị của tôi có được làm căn cứ chuyên môn để xếp lương không?
Ông Dương Văn Vinh, công tác tại Ủy ban Kiểm tra huyện ủy Châu Thành, tỉnh Trà Vinh được cử đi học tập trung ở Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh tại Hà Nội từ tháng 9/2009 đến tháng 7/2011, kết quả học tập đạt loại khá. Cuối năm 2011, cơ quan ông Vinh họp xét thi đua khen thưởng, ông Vinh được xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Tuy nhiên Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện Châu Thành không xem xét trường hợp của ông Vinh với lý do về cơ quan công tác dưới 10 tháng. Ông Vinh đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải đáp trường hợp của ông.
Ông Bùi Thanh Tuấn là công chức công tác tại UBND xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum theo Đề án hỗ trợ cán bộ tăng cường, luân chuyển, thu hút trí thức trẻ, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm về công tác tại 14 xã trọng điểm đặc biệt khó khăn của tỉnh. Theo quy định của tỉnh Kon Tum, ngoài các chế độ, chính sách như đối với công chức cấp xã, hàng tháng ông Tuấn còn được hưởng chế độ hỗ trợ bằng hai lần mức lương tối thiểu chung Ông Tuấn đề nghị cho biết, mức hỗ trợ ông đang hưởng nói trên có cùng loại với phụ cấp thu hút được quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ? Ông có được hưởng thêm phụ cấp thu hút (70%) theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP hay không?
Sau khi học xong trung cấp quản lý Nhà nước, tôi được tuyển dụng vào làm việc tại UBND xã với chức danh là công chức Văn phòng - Thống kê, mã ngạch 01004, bậc lương 1,86 (đến nay bậc lương là 2,46). Trong quá trình công tác, tôi được UBND xã cử đi học lớp đại học hành chính và đến tháng 8/2010, tôi tốt nghiệp lớp đại học. Vậy xin hỏi luật gia, trường hợp của tôi có được chuyển xếp lương theo trình độ hiện tại hay không? Mức lương bao nhiêu và phải làm những thủ tục gì?
Bố tôi đi bộ đội tháng 3/1964, đến năm 1973 thì chuyển sang làm công nhân quốc phòng; đến năm 1978, do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên bố tôi đã xin nghỉ (tổng cộng thời gian công tác trong quân đội và công nhân là 14 năm 4 tháng). Sau khi nghỉ việc, bố tôi về nhà tham gia lao động tại địa phương. Đến năm 2002, bố tôi được bầu làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, đến năm 2007 hết nhiệm kỳ 5 năm và tiếp tục được tái cử chức vụ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cho đến nay. Nhưng từ tháng 7/2007, bố tôi không còn được tham gia đóng BHXH với lý do đã quá tuổi lao động. Vậy xin luật gia cho biết, theo Nghị định số 92/2009/NĐ - CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ thì bố tôi có được cộng dồn thời gian công tác trong quân đội, công nhân quốc phòng và thời gian đóng BHXH khi công tác ở xã để được hưởng chế độ hưu trí không?
Năm 1981, tôi trúng tuyển vào Trường Đào tạo sĩ quan pháo binh hệ chính quy. Đến năm 1984, tôi tốt nghiệp ra trường (đào tạo 3 năm). Nội dung ghi trên bằng tốt nghiệp là: được công nhận trình độ học vấn trung cấp quân sự, chuyên ngành sĩ quan chỉ huy phân đội pháo binh. Với nội dung của tấm bằng trên, chiếu theo quy định số 12 của Ban Tổ chức TƯ Đảng ngày 9/1/2004, xin hỏi tôi có được công nhận trình độ trung cấp lý luận không? Năm 1998, tôi nghỉ chế độ phục viên trở về địa phương rồi từ đó đến nay tôi là Phó Chủ tịch UBND xã. Thời gian phục vụ trong quân đội tôi có được cộng làm thời gian công tác để hưởng chế độ BHXH không?
Hiện nay, tôi đang giữ chức danh phó trưởng công an xã kiêm cán bộ tư pháp, thuộc diện cán bộ công chức cấp xã. Nhưng hiện nay tôi chưa có bằng chuyên môn nên chưa có quyết định công nhận là công chức cấp xã. Tôi chỉ là cán bộ hợp đồng dài hạn với UBND xã và được hưởng mức lương bằng 1,0. Vậy tôi xin hỏi luật gia, tôi có thuộc diện cán bộ được tham gia đóng bảo hiểm theo luật định không? Nếu được thì mức tham gia đóng bảo hiểm là như thế nào?
Tôi là cán bộ UBND xã đã nghỉ công tác từ tháng 1/2000 theo diện nghỉ chờ đủ tuổi để hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo Nghị định 09/1998. Thời gian công tác đóng BHXH của tôi là 15 năm 9 tháng tính từ năm 1984 đến 1999. Năm 1971, tôi làm Trưởng ban Văn hóa - Thông tin xã trong 3 năm, cán bộ văn phòng UBND xã trong 3 năm nữa. Đến năm 1977, tôi làm cán bộ kế hoạch HTX Nông nghiệp. Đến năm 1984, tôi làm cán bộ UBND xã. Thời gian từ năm 1977 đến 1983 theo Nghị định 09 là thời gian gián đoạn công tác nên chỉ được tính từ năm 1984 và cắt toàn bộ thời gian công tác ở giai đoạn trước. Vậy xin hỏi theo Nghị định 92/2009, thời gian từ năm 1971 đến năm 1977, tôi có được cộng nối là thời gian có đóng BHXH để tính hưởng chế độ BHXH hàng tháng hay không?
Tôi tham gia công tác ở xã Hoằng Anh từ năm 1970 đến nay. Tôi giữ các chức vụ sau: Từ năm 1970 đến ngày 31/12/1972 trong BCH xã đoàn; ngày 1/1/1973 tham gia dân công đội cầu; từ 3/2 đến 30/12/1973 về địa phương. Tháng 1/1974 đến năm 1981 là Phó bí thư Đoàn xã và Bí thư xã đoàn. Sau đó tôi làm Trưởng ban thống kê xã 5 năm. Đến năm 1985, làm Trưởng trạm điện xã. Cho đến nay, tôi làm bưu tá cho xã (từ năm 2001 đến nay kiêm Bí thư Chi bộ thôn 10). Vậy tôi hoạt động đến nay đã 40 năm, hiện tôi đã 60 tuổi, đủ tuổi nghỉ hưu. Vậy tôi có được hưởng chế độ gì của xã hội không ngoài phụ cấp hàng tháng?
Tôi đang làm cán bộ Tài chính - Kế toán tại UBND xã nhưng do tôi làm hơi cứng nên đã làm mất lòng Bí thư Đảng ủy xã nên Bí thư đã triệu tập BCH Đảng ủy xã họp để bỏ phiếu thăm dò để chuyển tôi sang làm một công việc khác không phù hợp với chuyên môn và bằng cấp mà tôi đã học. Trong thời gian công tác, tôi đã hoàn thành tốt mọi công việc được giao, không vi phạm kỷ luật vì vậy tôi muốn hỏi luật gia, BCH Đảng ủy làm như vậy là đúng hay sai?
Tôi sinh năm 1978, tháng 1/2009 tôi được tuyển dụng vào công chức cấp xã với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự xã (ngạch 01004, bậc lương 1,86), đến tháng 6/2010 tôi trúng cử vào chức danh Phó Bí thư Đảng uỷ xã (có quyết định phê chuẩn của Ban thường vụ Huyện uỷ). Vậy, trường hợp của tôi được hưởng mức lương bao nhiêu và phải làm những thủ tục gì để thay đổi mức lương?
Tôi công tác tại Đài truyền thanh xã với chức danh là cán bộ hợp đồng, đến nay đã 6 năm. Hiện nay, tôi đang hưởng mức phụ cấp bằng 90% trưởng đài (630.000đ/tháng). Từ tháng 7/2009, tôi tốt nghiệp ngành báo chí Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn hệ tại chức, vẫn hưởng chế độ 630.000đ/tháng. Ở xã tôi, cán bộ hợp đồng của các ban ngành khác như: tài chính, địa chính, tư pháp... đều được UBND xã hợp đồng xếp lương theo bằng cấp. Vậy xin luật gia tư vấn về chế độ đối với cán bộ Đài truyền thanh cơ sở cấp xã như thế nào? Xã tôi tính chế độ cho cán bộ Đài truyền thanh cơ sở theo Nghị định 121/2003/NĐ-CP, như vậy có hợp lý không? Và trường hợp của tôi có bằng cấp chuyên môn đúng với nhiệm vụ công việc, như vậy có làm hợp đồng theo bằng cấp được không?
Tôi tham gia công tác ở xã và đóng BHXH được 24 năm 6 tháng; chức danh cuối cùng là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã. Về tuổi đời, năm nay tôi sang tuổi 57, do đó nhiệm kỳ đại hội này tôi xin rút vì tuổi đã hết và cũng đã đến lúc về nghỉ để cho các cán bộ trẻ, có năng lực lên thay. Nay tôi mong luật gia tư vấn về trường hợp của tôi, có được nghỉ hưu trước tuổi không và nếu về hưu thì được hưởng quyền lợi như thế nào?