Cơ quan tôi có một số nữ công nhân nghỉ thai sản đến hết tháng 6/2013, đến tháng 7/2013 đi làm lại nhưng do sức khỏe yếu nên được BCH Công đoàn xét cho nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Xin hỏi ngành BHXH mức hưởng trợ cấp này được tính trên cơ sở lương tối thiểu chung là 1.050.000 đồng hay 1.150.000 đồng. Xin cho ví dụ cụ thể?
Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh đơn giá, dự toán xây dựng công trình, dự toán chi phí khảo sát xây dựng, giá hợp đồng và một số chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu vùng mới từ 1/10/2011 quy định tại Nghị định số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 của Chính phủ.
Tôi muốn hỏi quý cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang như sau: Những người nghỉ chế độ hưu trí từ 01/07/2013 có được hưởng lương hưu theo mức lương tối thiểu mới 1.150.000đ không ?
Theo quy định thì chúng tôi được nâng bậc lương từ 1/1/2008 nhưng mãi đến năm 2009 mới nhận được quyết định nâng lương của Chủ tịch UBND huyện (ký ngày 29/11/2008). Vậy xin hỏi, chúng tôi có được truy lĩnh khoản lương được nâng bậc của năm 2008 hay không? Nếu được thì ai chịu giải quyết. Từ 1/5/2009, mức lương tối thiểu là 650.000đồng, vậy chúng tôi có được hưởng không? Hiện nay chúng tôi đang hưởng lương tối thiểu là 540.000đồng
Em tên Nhung hiện tại em đang là kế toán tại một HTX thuộc TP. Châu Đốc. Em đang kí hợp đồng lao động kì hạn một năm với mức lương là 2.400.000đ. Giám đốc nơi em làm cho em tham gia bảo hiểm xã hội. nhưng khi làm hồ sơ thì được tư vấn là mức lương thấp nhất hiện tại là 3.307.000đ thì mới đăng kí bảo hiểm xã hội được. Vậy cho em hỏi dựa trên tiêu chí đưa ra thì em không thể đăng kí BHXH vậy em không tham gia có trái luật lao động không? vì Tại khoản 2, điều 2 - Luật BHXH quy định: “Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động”. Theo khoản 1, điều 141 - Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007 thì: “Loại hình BHXH bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Hỏi về đóng BHTN theo lương tối thiểu vùng. Kể từ ngày luật việc làm hiệu lực và thông tư hướng dẫn số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/07/2015 ra đời thì hiện tại đơn vị tôi vẫn chưa nhận được văn bản hướng dẫn nào từ BHXH Đà Nẵng về việc đóng BHTN theo lương tối thiểu vùng. 20/08/2015 tôi có xem câu trả lời của BHXH Đằ Nẵng cho bà Hạnh Dung là cũng chưa có thông tư hướng dẫn về việc đóng BHTN theo lương tối thiểu vùng. Cuối tháng 11/2015 đơn vị tôi có liên hệ qua điện thoại với phòng thu thì được biết hiện tại BHXH Đà Nẵng đã thu BHTN theo lương tối thiểu vùng (tháng 05/2015 có liên hệ phòng thu hỏi thì vẫn trả lời là chưa thu được do chưa chỉnh sửa lại phần mềm được). Đơn vị tôi lập D02-TS điều chỉnh đóng BHTN cho một số người theo lương tối thiều vùng từ 01/2015-12/2015. Tuy nhiên phòng thu có phản hồi với đơn vị tôi là tính lãi nộp chậm BHTN từ tháng 01/2014-11/2015. Tôi không đồng ý và có thắc mắc vì sao hiện tại vẫn chưa có văn bản hướng dẫn gửi về đơn vị,đồng thời 20/08/2015 trên trang BHXH Đà nẵng vẫn trả lời là chưa có hướng dẫn về việc thu BHTN theo lương tối thiểu vùng thì tại sao lại thu lãi. Phòng thu trả lời là không có văn bản hướng dẫn nhưng luật có hiệu lực là phải thực hiện. Câu trả lời trên trang BHXH Đà Nẵng ai trả lời thì người đó chịu trách nhiệm, không phải phòng thu trả lời nên vẫn tiến hành thu lãi như bình thường. Vậy cho tôi hỏi phòng thu trả lời như vậy có đúng không? Có phải từ nay về sau cứ luật, quyết định có hiệu lực là đơn vị tôi tự thực hiện, không cần phải chờ văn bản hướng dẫn từ BHXH Đà Nẵng đúng không? Vấn đề nữa là những câu trả lời trên trang website BHXH Đà Nẵng là ai trả lời? người chịu trách nhiệm là ai? Kính mong BHXH Đà nẵng phản hồi sớm.
Từ năm 2003 đến năm 2012 tôi đóng bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam với mức lương tối thiểu của doanh nghiệp theo vùng IV (theo quy định của Chính phủ). Từ đầu năm 2013 Công ty chuyển ra Đà Nẵng và tham gia đóng bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng với mức lương tối thiểu theo vùng II. Cuối năm 2013 tôi nghỉ hưu và ở tại Quảng Nam. Vậy lương hưu của tôi nhận với mức lương tối thiểu vùng II hay vùng IV?
Mức lương tối thiểu dùng để tính BHXH một lần được căn cứ dựa vào thời điểm có quyết định thôi việc ( hoặc chấm dứt hợp đồng lao động ) hay thời điểm làm hồ sơ nhận BHXH một lần?
Chào luật sư, cho em hỏi công ty em áp dụng mưc lương tố thiểu là 2.000.000 được không ạ Do 2.000.000 đó mà nhân hệ số theo chức danh cũng đủ cao rồi Ví dụ như là: Giám đốc hệ số 4.5 x 2.000.000 = 9.000.000 Hay là: lái xe: 2.000.000 x 1.5 = 3.000.000 Cao hơn mức lương tối thiểu vùng hiện nay quy định la 2.350.000 Vậy e có cần thay đổi lại mức lương tối thiểu mà công ty áp dụng hiện nay la 2.000.000 không ạ Và cho e hỏi, giờ e chưa nôp thang bảng lương, vậy lúc nào thi nộp được ạ. Do công ty em còn phân vân chỗ đó nên e chưa nộp kịp ạ
Công ty tôi là dịch vụ vệ sinh giấy phép kinh doanh ở quận 6 , và làm công trình dài hạn ở long an. Nên tuyển nhân viên công trình ở long an . vậy tôi áp dụng mức lương tối thiểu vùng là vùng 2 cho nhân viên vệ sinh là 2.468.000 đ có hợp lý không ? ( có thông tư hay quy định nào không mong luật sư tư vấn) Và khi làm hồ sơ giảm lao động tháng 5 để lấy tiền bảo hiểm xã hội cho nhân viên nghỉ 16 ngày thì bên bảo hiểm không chấp nhận mức lương 2.468.000 đ phải tăng lên 7% từ tháng 1 đến 9 /2014 lý do lao động vệ sinh tham gia vài tháng là đã có tay nghề đó là quy định không có thông tư gì hết. ( Bảo hiểm đã chốt sổ và cho nhân viên này vào tháng 6/2014 nay lại bắt tăng lương )
Theo nghị định số 182/2013/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng thì công ty cháu đang làm thuộc vùng 3, mức lương tối thiểu áp dụng từ 01/01/2014 là 2,100,000 đồng. Tuy nhiên, ở công ty cháu đang lấy mức lương tối thiểu là 1,150,000 đồng làm căn cứ trả lương và tính BHXH. Như vậy, có coi là sai luật không ạ? Và tại sao BHXH không tính theo mức lương tối thiểu mới mà vẫn áp dụng mức tối thiểu cũ ạ?
Đọc báo tôi thấy có người sau 20 năm làm việc, giờ nhận luong hưu ít ỏi, thấp hơn chuẩn nghèo Theo quy định thì Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. Vậy tại sao có chuyện dở khóc dở cười này. Theo Luật số 71/2006/QH11 của Quốc hội : Luật Bảo hiểm Xã hội quy định: Điều 52. Mức lương hưu hằng tháng 1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. 3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung. Căn cứ quy định trên xin hỏi: Tôi đang tham gia BHXH khi vực tư nhân đã được 5 năm Giả sử 15 năm sau ( năm 2030) tôi đủ điều kiện hưởng lương hưu Giả sử đến thời điểm đó mức lương bình quân của tôi tham gia BHXH tính ra được: 8.000.000 đồng Và nhân với các hệ số, giả sử được 5.000.0000đ/tháng Trong khi mức lương tối thiểu chung năm 2030 là: 15.000.000 đồng Vậy lương hưu hàng tháng tôi nhận được là 5.000.000đ Hay là được hưởng theo điểm 3, điều 52 .bằng lương tối thiểu : 15.000.000đ/tháng