'Tống cựu nghinh tân' nghĩa là gì? Mục tiêu chung của chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 là gì?

"Tống cựu nghinh tân" nghĩa là gì? Mục tiêu chung của chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 là gì?

"Tống cựu nghinh tân" nghĩa là gì?

Trong văn hóa của người Việt Nam, Tống cựu nghinh tân có thể được hiểu là tiễn cái cũ, đón cái mới. "Tống cựu" có nghĩa là tiễn biệt những điều đã qua, có thể là năm cũ, những khó khăn, phiền muộn hoặc những điều không tốt đẹp. "Nghinh tân" có nghĩa là chào đón những điều mới mẻ, năm mới, hy vọng và niềm vui.

Tống cựu nghinh tân còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự chuyển giao giữa cái cũ và cái mới, gắn liền với triết lý sống, phong tục văn hóa và tinh thần hướng đến sự đổi thay tích cực trong cuộc sống.

Nội dung "Tống cựu nghinh tân" nghĩa là gì? chỉ mang tính chất tham khảo

'Tống cựu nghinh tân' nghĩa là gì? Mục tiêu chung của chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 là gì?

'Tống cựu nghinh tân' nghĩa là gì? Mục tiêu chung của chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 là gì? (Hình từ Internet)

Mục tiêu chung của chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 là gì?

Tại Điều 1 Quyết định 1909/QĐ-TTg năm 2021 có đề cập đến mục tiêu chung của chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 như sau:

- Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, phù hợp với xu thế thời đại, yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những tác động to lớn với kinh tế, xã hội và con người của thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng...

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền, các đối tượng chính sách và yếu thế; chú trọng phát triển văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Hoàn thiện cơ chế thị trường trong lĩnh vực văn hóa gắn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế.

- Có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, huy động nguồn lực để phát triển văn hóa, con người

Bên cạnh đó, mục tiêu đến năm 2030 sẽ là:

- Phấn đấu 100% đơn vị hành chính cấp tình có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa, gồm: Trung tâm Văn hóa hoặc Trung tâm Văn hóa - Nghệ thuật, bảo tàng, thư viện; 100% đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao.

- Phấn đấu ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo; khoảng 70% số di sản trong Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được xây dựng đề án, chương trình bảo vệ và phát huy giá trị. Có ít nhất 05 di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh theo các Công ước của UNESCO.

- Bảo đảm ít nhất 75% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, 80% các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, nghe, xem các kênh phát thanh, kênh truyền hình của quốc gia và địa phương;

- Bảo đảm khoảng 85% các địa phương, cơ quan, đơn vị đạt được các danh hiệu văn hóa trong Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và các phong trào thi đua, cuộc vận động về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Kế thừa và phát huy tinh hoa của văn hóa gia đình truyền thống, để xây dựng văn hóa gia đình hiện đại, văn minh.

- Hằng năm có từ 10 - 15 công trình nghiên cứu lý luận phê bình văn hóa, nghệ thuật chất lượng được công bố; có 02 tác giả đạt giải thưởng văn học ASEAN và khoảng 20 - 30 tác phẩm, công trình văn hóa, văn học nghệ thuật về lịch sử dân tộc, lịch sử đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới của đất nước. Xây dựng Chương trình sáng tác, nghiên cứu về văn hóa - nghệ thuật Việt Nam trong 100 năm (1930 - 2030) dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Phấn đấu tin học hóa 100% các đơn vị thực hiện hoạt động văn hóa, nhất là các đơn vị quản lý nhà nước về văn hóa - nghệ thuật, thực hành, trình diễn văn hóa nghệ thuật.

- Phấn đấu giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp văn hóa, nhất là các ngành điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, mỹ thuật, nhiếp ảnh, triển lãm, quảng cáo đóng góp 7% GDP; mức tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm trung bình đạt 7%. Phấn đấu có từ 01 đến 03 thành phố sáng tạo thuộc mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO ở các lĩnh vực thiết kế, ẩm thực, thủ công và nghệ thuật dân gian, nghệ thuật truyền thông nghe nhìn, điện ảnh, văn học, âm nhạc.

- Phấn đấu tăng mức đầu tư cho văn hóa tối thiểu 2% tổng chi ngân sách hằng năm.

Nhiệm vụ nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa được thể hiện như thế nào?

Tại Điều 1 Quyết định 1909/QĐ-TTg năm 2021 có đề cập đến nhiệm vụ nâng cao nhận thức, đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển văn hóa như sau:

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội về vị trí, vai trò, đóng góp của văn hóa trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; văn hóa thực sự “đứng ngang hàng với kinh tế, chính trị”. Định kỳ 5 năm tổ chức Hội nghị văn hóa toàn quốc.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Tăng cường, đa dạng hóa, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động, nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục giá trị văn hoá, đạo đức, lối sống cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

- Đầu tư phát triển các kênh thông tin đại chúng và truyền thông mới; nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thông, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về tiếp cận thông tin và hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của người dân.

- Phát huy thành tựu khoa học, công nghệ gắn với chuyển đổi số trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nhằm mở rộng khả năng tiếp cận, nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng.

- Chú trọng công tác quản lý thông tin trên mạng Internet, mạng xã hội để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là cho thanh niên, thiếu niên. Xây dựng hệ thống giải pháp ngăn ngừa các ảnh hưởng, tác động tiêu cực của truyền thông đại chúng và truyền thông mới đến người dân.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Huỳnh Minh Hân
154 lượt xem
Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Đào Pi là gì? Hướng dẫn cách đào Pi nhanh trên điện thoại 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 có ý nghĩa như thế nào trong trong ngành y tế? Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách rút Pi về ví nhanh nhất? Tài khoản giao dịch điện tử được sử dụng để làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước bán Pi Network trên điện thoại chi tiết, đơn giản 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc 27 2 cho bố mẹ?
Hỏi đáp Pháp luật
1 Pi bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Xem giá Pi ở đâu? Tiền ảo Pi có được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật VN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 24 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 24 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 27 tháng 2 là ngày gì? Ngày 27 tháng 2 là thứ mấy? Ngày 27 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đồng Pi Network được lên sàn vào ngày nào? Sử dụng Đồng Pi Network để thanh toán giao dịch bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết bài văn tả một người em chỉ gặp một vài lần nhưng nhớ mãi lớp 5 hay nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào