Kính gửi Luật sư Phạm Nguyễn An Điềm Tôi là Phạm Châu Ngọc, hiện đang ở Hà nội, xin được Ls tư vấn cho vấn đề sau: - Năm 2004, tôi có làm Giấy khai sinh cho con trai tôi tại UBND phường Đằng Giang, Quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng. Phần Họ tên cha là: Nguyễn Châu Ngọc (trước đây tôi Họ Nguyễn, năm 2011 đổi thành Họ Phạm). Tại thời điểm đó không có vấn đề gì sai sót trong giấy tờ. - Năm 2011, sau khi đổi Họ từ Nguyễn Châu Ngọc thành Phạm Châu Ngọc, tôi đăng ký làm lại Giấy khai sinh để đổi Họ cho con. Trong tờ khai ghi rõ: Cải chính Họ từ Nguyễn Nhật Nam thành Phạm Nhật Nam; Thay đổi Họ của cha từ Nguyễn Châu Ngọc thành Phạm Châu Ngọc. - Sau đó UBND phường Đằng Giang gia Quyết định đổi Họ cho con tôi trong đó nội dung là: + Cải chính Họ của cha từ: Nguyễn Ngọc Châu , sinh ngày 20/1/1973 thành: Phạm Châu Ngọc sinh ngày 20/1/1973 + Cải chính Họ của con từ: Nguyễn Nhật Nam, sinh ngày 14/3/2004 thành: Phạm Nhật Nam, sinh ngày 14/3/2004. - Vấn đề ở đây là tôi không đổi Tên mà chỉ đổi Họ. Sau khi kiểm tra thì tại sổ gốc lưu tại UBND phường lại ghi lộn tên tôi từ Châu Ngọc thành Ngọc Châu. Vì vậy cán bộ tư pháp UBND Đằng Giang lý luận rằng ở đây họ đã "cải chính" cho tôi từ tên Châu thành tên Ngọc qua Quyết định đó và cái mà họ căn cứ là sổ gốc và nội dung đó là không sai. Mặc dù toàn bộ hồ sơ cá nhân của tôi kể cả Đăng ký kết hôn cũng không có một giấy tờ nào tên Châu. - Tôi hoàn toàn phản đối quyết định này với 3 lý do: Thứ nhất, tôi chỉ đăng ký xin đổi Họ, chứ không thay đổi Tên; Thứ hai tôi không phải tên Châu như trong sổ gốc của UBND phường (sổ gốc là vậy nhưng Giấy khai sinh cũ của con tôi thì tên cha vẫn là Ngọc). Nếu theo Quyết định đó thì cha trước của con tôi là Châu chứ không phải tôi vì tôi không có cái gì để chứng minh tôi là Châu..; Thứ ba, việc vào sổ gốc nhầm lẫn thì UBND phường phải có Quyết định đính chính chứ không phải cải chính, vì nếu cải chính thì rõ ràng tôi đã thừa nhận mình tên Châu. Vì vậy, qua đây tôi xin được nhờ sự tư vấn của Ls 2 vấn đề sau: 1. Nội dung của Quyết định mà UBND phường Đằng Giang như vậy có đúng qui định không? 2. Trường hợp UBND phường Đằng Giang không thay đổi quan điểm (nếu họ sai) thì tôi làm làm việc với cơ quan nào để giải quyết việc này? Xin nói thêm rằng tôi cũng đã lên Phòng Tư pháp Quận Ngô Quyền và họ cũng đồng quan điểm như Phường. Trường hợp khiếu nại, khởi kiện thì trình tự thế nào? Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Theo phản ánh của bà Trần Thị Thảo (TP. Hồ Chí Minh), quy định về Giấy chứng sinh tại Nghị định số 06/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 17/2012/TT-BYT của Bộ Y tế chưa có sự thống nhất, dẫn đến việc giải quyết hồ sơ đăng ký khai sinh tại các địa phương sẽ khác nhau và người dân cũng gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính này.
Bà Thảo nêu, theo quy định tại Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực thì người đi đăng ký khai sinh phải nộp cả Giấy chứng sinh, nếu trẻ em được sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn tại Thông tư số 17/2012/TT-BYT ngày 24/10/2012 của Bộ Y tế về cấp và sử dụng Giấy chứng sinh, trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà hoặc tại nơi khác, không phải cơ sở khám chữa bệnh thì người thân có trách nhiệm điền vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu, nộp cho trạm y tế xã, phường để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ.
Bà Thảo cho rằng sự không thống nhất trong quy định về Giấy chứng sinh giữa hai văn bản nêu trên dẫn đến việc giải quyết hồ sơ đăng ký khai sinh tại các địa phương cũng khác nhau, đồng thời khiến người dân gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục hành chính này.
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Thảo đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, có biện pháp giải quyết để tạo thuận lợi cho người dân.
Trong trường hợp cha, mẹ đã chết thì khi đăng ký khai sinh mục "Nơi thường trú/tạm trú" của cha mẹ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh sẽ ghi như thế nào?
Vợ chồng tôi cùng làm việc trong khu công nghiệp, mới sinh đứa con đầu lòng; chúng tôi chưa thể về quê nơi thường trú để khai sinh cho cháu được. Xin được hướng dẫn cách đăng ký khai sinh (ĐKKS) cho cháu?
Tôi đăng ký hộ khẩu thường trú tại huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Năm 2014 tôi lấy chồng ở Quảng Ninh nhưng chưa làm thủ tục chuyển hộ khẩu theo chồng và cũng chưa làm thủ tục đăng ký tạm trú. Tôi vừa mới sinh con và muốn đăng ký khai sinh cho cháu tại Quảng Ninh. Vậy xin hỏi tôi có thể đăng ký khai sinh cho con tôi tại Quảng Ninh được không hay phải đăng ký ở Hải Phòng?
Tôi 29 tuổi, có một con gái ngoài giá thú. Tôi đã làm khai sinh cho cháu theo họ của tôi. Phần họ tên cha phải để trống. Nay tôi lập gia đình và đã đăng ký kết hôn. Xin hỏi: tôi muốn ghi tên chồng tôi vào phần họ tên cha trong giấy khai sinh của con riêng tôi có được không?
Tôi vừa sinh con, do sức khỏe yếu vì mổ đẻ nên phải nằm một chỗ. Chồng tôi đang đi lao động ở nước ngoài. Ông, bà nội, ông bà ngoại của cháu đều đã mất. Để cháu được đăng ký khai sinh đúng hạn, xin hỏi tôi có thể nhờ em gái tôi đi đăng ký khai sinh cho cháu được không ? Thủ tục đăng ký khai sinh được quy định như thế nào?
Tôi bị tai nạn giao thông nên sinh con thiếu tháng. Hiện nay, tôi không thể đi lại được do đang phải điều trị dài ngày vết thương gãy chân. Chồng tôi là người khuyết tật đi lại rất khó khăn. Gia đình bên nội, bên ngoại của vợ, chồng tôi hiện không còn ai thân thích. Vậy, tôi xin hỏi con tôi có thuộc trường hợp được đăng ký khai sinh lưu động không? Thủ tục được quy định như thế nào?
Vợ, chồng tôi có hộ khẩu thường trú tại thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nôi. Tháng 3/2015, chồng tôi sang Canada công tác. Tháng 10/2015, tôi sang thăm chồng và trong thời gian thăm chồng ở Canada, tôi đã sinh con trai tại một Bệnh viện của Canada và được Bệnh viện cấp cho tôi xác nhận về việc tôi sinh con tại Bệnh viện của Canada. Vì muốn con chúng tôi được đăng ký khai sinh ở trong nước nên chúng tôi không đăng ký khai sinh cho cháu ở Canada. Nay, hai mẹ con tôi đã về nước sinh sống. Vậy xin hỏi tôi cần đến cơ quan nào để đăng ký khai sinh cho con? Thủ tục được quy định như thế nào?
Chị T là công nhân của một Công ty may tại tỉnh Bình Dương. Trong một lần trên đường về quê chị quen và yêu anh H (người cùng quê chị T). Hậu quả của mối quan hệ trên là chị T đã có thai và sinh con. Nay, chị T và anh H muốn đăng ký khai sinh cho cháu và làm thủ tục cha nhận con để cháu có cha thì thủ tục, hồ sơ được quy định như thế nào?
Em tôi thuộc diện hộ nghèo, mới sinh con được 1 tuần, có người họ hàng nói rằng, vợ chồng em tôi thuộc hộ nghèo nên khi đăng ký khai sinh cho Bé sẽ không phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh. Tôi muốn hỏi, họ nói như vậy có đúng không? Xin cám ơn !
Chị tôi sinh embé nhưng anh rể tôi đi công tác nước ngoài nên không đi làm giấy khaisinh cho bé được. Tôi là dì (em ruột mẹ bé) thì có đi làm giấy khaisinh cho bé được không?
Truc Linh Chan (trantruclinhhuongduong_12@yhaoo.com)
(PLO)- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con.
Vợ tôi sinh con được 10 ngày, do gia đình neo đơn quá tôi phải đi làm nên chưa đăng ký khai sinh cho con được. Tôi muốn biết pháp luật quy định cho phép bao lâu để đăng ký khai sinh?
Tuấn Khanh (khanh_thuy10102018@gmail.com)
Tôi và chồng tôi ở cùng một xã, hai đứa cưới nhau nhưng không đăng ký kết hôn, tôi vừa sinh em bé, tôi liên hệ ở xã để làm giấy khai sinh cho con thì cán bộ xã hướng dẫn hai vợ chồng nên làm giấy đăng ký kết hôn, hai vợ chồng tôi đồng ý. Trước đây chồng tôi có sống chung với một người khác nhưng không có đăng ký kết hôn, cán bộ Tư pháp yêu cầu vợ chồng tôi phải tìm người đó về gặp mặt để hỏi một số vấn đề mới tiến hành đăng ký kết hôn cho hai vợ chồng tôi. Làm ơn cho tôi hỏi yêu cầu của cán bộ như vậy có đúng không? Thực tế hiện nay người này cũng đã đi làm ăn xa, làm sao chúng tôi có thể liên lạc được. (Châu Thị Mười – Ba Tri)
Tôi muốn xin nhận một cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi ở bệnh viện làm con nuôi, xin cho biết thủ tục khai sinh cho cháu thế nào?
Hoàng Thị Thúy Liễu (Cam Ranh)
Tôi 48 tuổi, hộ khẩu thường trú tại quận Đống Đa, Hà Nội và tạm trú tại phường Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương từ 10 năm nay. Tôi sống chung với H như vợ chồng cũng từ 10 năm nay, nhưng chúng tôi không đăng ký kết hôn. H có hộ khẩu thường trú tại Phường Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương. H đã ly hôn với chồng cũ từ hơn 10 năm nay, nhưng chúng tôi không đăng ký kết hôn. H có hộ khẩu thường trú tại phường Phú Cường, Thủ Dầu Một, Bình Dương. H đã ly hôn với chồng cũ từ hơn 10 năm nay (có quyết định của Tòa án nhân dân thị xã Thủ Dầu Một). Tháng 3 năm 2010 chúng tôi sinh được cháu gái nên tới phường để đăng ký khai sinh cho cháu và thừa nhận cháu là con chung, nhưng cán bộ tư pháp thường xuyên yêu cầu tôi phải làm thủ tục nhận con, nếu không sẽ bỏ chống phần ghi về cha và cho tờ khai để tôi gửi về quận Đống Đa xin xác nhận. Quận Đống Đa không xác nhận và trả lời: căn cứ Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư 01-2008-TT-BTP hướng dẫn thực hiện Nghị định 158 thì các cơ quan có trách nhiệm ở Bình Dương phải thực hiện theo điểm b mục II của Thông Tư 01/2008/TT-BTP. Hiện tại, phường Phú cường, Thủ Dầu Một, Bình dương vẫn không giải quyết.
Năm 2010, chị Nguyễn Thị M ( mang quốc tịch Việt Nam) kết hôn với anh Trần Đ (anh Đ mang quốc tịch Mỹ). Hiện nay anh Đ và chị M đang sinh sống tại Hà Nội. Tháng 10/ 2011, chị M sinh con, chị M muốn hỏi gia đình chị sẽ phải đến cơ quan nào để đăng ký khai sinh cho cháu con?